BREAKING NEWS

Category 5

Category 6

Category 7

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Sửa chữa bếp từ các lỗi thường gặp và cách khắc phục

Bếp từ được sử dụng ngày càng rộng rãi vì những tiện lợi mà nó mang lại. Tuy nhiên, hiện đại thì cũng hay “hại điện”, mỗi khi bếp từ gặp trục trặc chúng ta lại loay hoay tìm cách giải quyết.

Dưới đây là một số “bệnh” thường gặp của bếp từ và cách sửa bếp từ được tổng hợp từ diễn đàn điện tử Việt Nam rất hữu ích cho các gia đình, cơ quan có sử dụng thiết bị nhà bếp này:

1. Bếp từ đang nấu xì khói khét lẹt:

Nguyên nhân: thường là do con tụ 275v- 5uf bị nổ
Kiểm tra sửa chữa: Đo cầu chì không đứt . mặt điều khiển vẫn hoạt động 80% là thay tụ lọc nguồn 5UF-275V là khỏi bệnh.

2. Bếp hoàn toàn im lặng khi bấm nút điều khiển mặt hiển thị không vào điện:

– Kiểm tra cầu chì đứt chưa ?
– Cầu chì tổng của bếp từ chưa đứt thì xem bếp chạy nguồn cấp trước là biến áp thường hay biến áp xung. Nếu là biến áp thông thường , kiểm tra sơ cấp còn trở kháng không ? nếu không còn trở kháng là hỏng biến áp rồi .
Loại chạy biến áp thường dùng cho loại bếp có hiển thị mặt quắc lạnh.
Bên sơ cấp gồm có 3v AC cấp cho sợi đổt , -21v cấp cho mặt
5V cấp cho VXL , 18V cấp cho quạt và mạch dao động
Tìm ra từng cuộn dây để xem có thể độ cái khác hay cuốn lại biến áp
Bếp thông thường chỉ có 2 mức nguồn cấp cơ bản đó là cuộn 8v-1A cấp cho mạch điêu khiển , và 18V – 1A
Cấp cho mạch dao động và quạt giải nhiệt
2 loại biến áp nguồn chạy nguồn xung nhỏ xíu
Đầu tiên xem kiểm tra sò công xuất và IC còn tốt không
R cấp nguồn từ nguồn vào tới tụ lọc 4,7uf-400v còn tốt không nó thường đứt điện trở cấp nguồn sơ cấp này.
Nếu điện trở này còn tốt thươnì sò công xuất và IC của biến áp cấp trước không chết
Nếu đứt R này thường sò công xuất hoặc IC dao động nguồn cấp trước tèo
Nếu mạch nguồn cấp trước dùng linh kiện rời thì con công xuất thường là E 13003, con đèn khóa thường là C945
Nếu mạch dùng IC nguồn thì phổ biến là VIP22A,
Sau khi kiểm tra các linh kiện cơ bản liên quan đến điều kiện hoạt động của mạch nguồn
Nếu tốt bạn kiểm tả 2 mước nguồn cơ bản đó là 5V cấp cho vĩ xử lý , 18V cấp cho mạch dao động có nguồn nào yếu hay thấp hay cao quá không ?
Các mức nguồn tốt thì kiểm tra VXL . đầu tiên nhả các phím ấn ra để thanh đo X10K VOM để loại trừ bàn phím chạm chập và xem phín còn tác dụng không ?
Kiểm tra thay thử thạch anh.
Khi bấm mặt bếp vẫn còn tiếng kêu BIP
– Kiểm tra điot cảm biến nhiệt trên mâm từ , có những loại bếp con cảm biến này lỗi VXL cũng báo treo và không bấm được phím nào nữa.
Khi đã bấm được phím trên măt, bạn dò theo IC VXL xem chân PWM là chân nào , lấy VMO DIGITAL để thang đo tần số , sau đó bật nguồn lên , bấm thay đổi tăng giảm nhiệt xem tần số và xung ra ở chân này có thay đổi không ?
Nếu không thay đổi lỗi đang bị ở VXL -PWM nếu thay đổi kiếm tra đến khối dao động LM339
xác định có xung ra LM339 thì kiểm tra 2 con đèn và linh kiện khối DRIVER S8050, S8550
đi ốt gim chân G của IGBT .
Nếu có lỗi ngay từ đầu kiểm tra R khoảng 1W vài trăm K omh lấy điện áp B+ DC về so sánh bảo vệ áp thấp.
Nếu có dao động nhưng không bắt nồi kiểm tra R lấy xung AC.
Nếu bắt nồi cái xong cắt dao động luôn kiểm tra R lấy xung HV ” xung C của sò công xuất.

3. Bếp từ Midea Model: EF197 nháy đèn liên tục:

– Tình trạng hư hỏng: cắm điện tất cả các đèn đều nháy, không có tiếng bíp, bếp không hoạt động.
– Chuẩn đoán ban đầu: hỏng MCU (IC điều khiển) hoặc mạch liên quan đến MCU.
– Xử lý:
+ Mở bếp ra kiểm tra quan sát thấy các linh kiện chính gồm: IC nguồn VIPer12A, ổn áp nguồn cho MCU dùng 7805, mạch bảo vệ IC LM339, MCU xóa số. Không thấy linh kiện nào cháy nổ, bếp từ đã từng được sửa chữa (thay cầu nắn, IGBT, tụ cộng hưởng, cầu chì).
+ Đo thử (đo nguội): thang x10, đo các điốt (hay hỏng); điốt nắn điện cho nguồn cấp áp thấp dùng điốt riêng, không sử dụng cầu nắn chính như một số hiệu khác.
Đo nóng: Áp DC trên tụ lọc sau nắn đủ (310V), áp vào 7805 chừng 4V, áp ra 7805 chừng 3,5V, IC nguồn không nóng.
– Kết luận: mạch cấp nguồn cho phần điều khiển sai (thấp), bếp không chạy được.
– Kiểm tra lại: thang x10, đo lại các điốt liên quan đến mạch nguồn đk: không có giá trị nào bất thường. Bí. Quan sát kỹ mạch in thấy có 1 vị trí dưới điốt nối vào IC nguồn bị đổi màu. Cắm điện để thử 1 phút, rút điện sờ điốt này thấy khá nóng. Tháo điốt này ra đo thử (loại FR107). Thang x10 thấy R thuận bình thường, R nghịch hơi thấp hơn bình thường. Chuyển về thang x1K đo thấy R thuận nghịch đều 0 ôm. KL rò điốt.
– Thay con FR107 khác. Cắm điện, đo áp ra 7805 thấy chuẩn 5V. Lắp vào, cắm điện bếp từ chạy bình thường.
Lưu ý: phải thay đúng con FR107, không nên thay bằng 1N4004 hay 1N4007. (vì nó là loại Fast Recovery)

GT PRO: Chuyên sửa chữa các loại bếp từ, bếp hồng ngoại, lò vi sóng, bo điều khiển điều hoà, bo điều khiển máy giặt ...  với nhiều năm kinh nghiệm, đảm bảo sửa chữa triệt để các pan bệnh.

ĐẢM BẢO UY TÍN CHẤT LƯỢNG, GIÁ RẺ, CÓ BẢO HÀNH.
Liên hệ:   A.Duy: 0165.6123.109
              A.Tú: 0166.915.7727

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Kinh nghiệm sửa chữa biến tần Inverter


Biến tần nào thì mạch điều khiển cũng sử dụng hầu hết là các IC kết hợp với Tranzito, diot ổn áp, tụ điện các loại và những linh kiện khác như điện trở, biến áp xung...
Mạch động lực phải có thyristo, tranzito và điôt công suất.... để tạo nên loại biến tần trực tiếp hoặc gián tiếp.
Sự cố ở mạch điều khiển
v Khối nguồn là nơi hay bị hư hỏng nhât vì phần lớn là các IC cũng như các linh kiện tích cực khác rất nhạy cảm với các biến động của lưới điện, của môi trường bụi, ẩm, sự tăng giảm thất thường của điện lưới, nhiều độ tăng cao, không khí có hơi hóa chất hoặc ở vùng gần biển dễ gây hư hỏng các linh kiện bên trong.
v Cắm điện, bật công tắc cho biến tần làm việc nhưng động cơ lấy điện từ biến tần không chạy. Không thấy có động tĩnh gì, đèn chỉ thị nguồn cũng không sáng. Đo điện áp ra ở 3 pha U,V,W bằng 0 mà điện áp 3 pha vào R,S,T vẫn đủ thì chắc chắn sự cố ở khối nguồn.
v Kiểm tra tiếp:
a.     Cầu chì không đứt, điện áp sau biến áp vẫn còn chứng tỏ cầu chỉnh lưu hỏng, đi ốt thủng hoặc điện trở lọc bị đứt.
b.     Nếu cầu chì mà đứt luôn thì nguyên nhân sự cố có thể: Biến áp AC bị hỏng, đường dây chạm mát, tụ lọc bị chập, đi ốt chỉnh lưu ngắn mạch.
·        Cuộn dây sơ cấp hoặc thứ cấp bị chập mạch.
·        Các tụ lọc nhiễu, tụ lọc nguồn 1 chiều bị rò, chập.
·        Các điốt ổn áp bị nổ.
·        Các điốt chỉnh lưu bị hỏng.
c.     Cuối cùng mới kiểm tra đến các điện trở, các tụ giấy, tụ gốm. Riêng tranzito và nhất là IC thấy rất ít hỏng và nếu bị hỏng thường khó phát hiện và phải có kinh nghiệm mới tìm ra được.
v Nếu khối nguồn còn tốt, đèn tín hiệu vẫn sáng nhưng máy không chạy được hoặc làm việc không chuẩn thì hư hỏng thường xảy ra ở khối nghịch lưu.
·        Đo điên áp một chiều phải tốt
·        Kiểm tra chiết áp VR ( để điều chỉnh U một chiều vào mạch) có bị hỏng hoặc mòn không ?
v Hệ thống điều khiển gồm các biến áp đồng pha, mạch ổn áp xoay chiều và các mạch lọc, các linh kiện tích cựa như IC thuật toán dùng cho khâu so sánh các IC số dùng cho mạch điều khiển số, mạch điều khiển không đồng bộ đòi hỏi những kỹ thuật khá phực tạp, có nhiều lõi điều chỉnh đặc biệt đã được các chuyên gia của nhà sản xuất với những thiết bị đo lường chuyên dùng, có độ chính xác cao điều chỉnh để đảm bảo tính đối xứng của góc điều khiển ampha cho tất cả các kênh. Bởi vậy khi sửa chữa không được quay, vặn, điều chỉnh mò vào  những linh kiện này. Các làm tốt nhất là lau chùi sạch sẽ, dùng khí nén để thổi hết bụi bẩn ra khỏi mạch in, linh kiện. Lấy máy sấy tóc thổi gió nóng <80 độ C vào những chỗ nghi là nhiễm ẩm. Xiết chặt các ốc vít ở chỗ nối dãy, ấn mạnh cho chặt chẽ các giắc cắm, nếu cần thì hàn lại những chân linh kiện bị hỏng, bị đứt. Nhiều trường hợp chỉ sửa chữa đơn giản như trên là máy lại vận hành tốt. Theo kinh nghiệm thì các linh kiện ở mạch điều khiển ít hỏng như ở mạch động lực.
Sự cố ở mạch động lực:
v Mạch điều khiển vẫn tốt, bật công tắc, đèn tín hiệu Power – Run vẫn sáng bình thường, nhưng sau vài giây thì biến tần nóng dần  rồi rất nóng , mạch bảo vệ tự động cắt điện, đèn tín hiệu cũng tắt.
v Nguyên nhân chủ yếu do mạch lực có chỗ bị chập. Lần theo mạch in từ nguồn 3 pha R,S,T đến các cựa A – K của thyristo, điôt công suất xem có chỗ nào bị chạm nhau, chạm mát ko ? Quan sát xem có đường nào trên mạch in bị bong lên, sùi ra hoặc có vết cháy xem ko ?
v Cắt điện, sờ vào từng thyristo , từng điôt, nếu gặp bóng nào đó nóng hơn tất cả những cái kia, thì đấy chính là nơi xảy ra sự cố. Dùng mỏ hàn tháo linh kiên nghi hỏng ra khỏi mạch in để kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng, nếu bị hỏng thì thay linh kiện như ký hiệu cũng mã hiệu.

v Kiểm tra lại các đường dẫn từ cực K ra ngoài bảng nối dây, trên mạch in dẫn ra U,V,W , kiểm tra tất cả các linh kiện trên mạch liên hệ với cực K của thyristo bị hỏng này, nếu tất cả đều tốt thì cắm điện thử biến tần cho làm việc trở lại. Đo các trị số điện áp ở những điểm chuẩn rồi so sánh với biến tần cùng loại tương tự.

Sửa bo điều khiển điều hoà PANASONIC

Nếu thấy điều hòa nhà bạn có hiện tượng như: điều hòa không vào điện, vào điện nhưng máy báo lỗi sau vài giây, máy chạy sau 1 phút thì báo lỗi, hỏng tụ điện, quạt nóng, quạt lạnh không quay nhưng mô tơ vẫn tốt, lốc không chạy hoặc chạy vài giây lại ngắt.. chính là hỏng phần bo mạch, bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi để xử lý kịp thời nhất.

GT PRO: Chuyên sửa chữa các loại bo điều hoà LG, Daikin, Panasonic,Samsung,..... với nhiều năm kinh nghiệm, đảm bảo sửa chữa triệt để các pan bệnh ở board mạch điều hoà.

ĐẢM BẢO UY TÍN CHẤT LƯỢNG, GIÁ RẺ, CÓ BẢO HÀNH.
Liên hệ:   A.Duy: 0165.6123.109
              A.Tú: 0166.915.7727

Sửa bo điều hoà LG


Nếu thấy điều hòa nhà bạn có hiện tượng như: điều hòa không vào điện, vào điện nhưng máy báo lỗi sau vài giây, máy chạy sau 1 phút thì báo lỗi, hỏng tụ điện, quạt nóng, quạt lạnh không quay nhưng mô tơ vẫn tốt, lốc không chạy hoặc chạy vài giây lại ngắt.. chính là hỏng phần bo mạch, bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi để xử lý kịp thời nhất.

GT PRO: Chuyên sửa chữa các loại bo điều hoà LG, Daikin, Panasonic,Samsung,..... với nhiều năm kinh nghiệm, đảm bảo sửa chữa triệt để các pan bệnh ở board mạch điều hòa.

ĐẢM BẢO UY TÍN CHẤT LƯỢNG, GIÁ RẺ, CÓ BẢO HÀNH.
Liên hệ:   A.Duy: 0165.6123.109
              A.Tú: 0166.915.7727

Cấu tạo của biến tần

Gắn bên trong Biến tần là các bộ phận có chức năng nhận điện áp đầu vào cố định (với tần số cố định) và biến điện áp/tần số đó thành điện áp/tần số biến thiên ba pha để điều khiển tốc độ động cơ.

Cách thức hoạt động của Biến tần

Cách thức hoạt động cơ bản của bộ biến tần cũng khá đơn giản. Chủ yếu qua 2 công đoạn sau:


  • Công đoạn 1: Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Điện đầu vào có thể là một pha hoặc ba pha, nhưng nó sẽ ở mức điện áp và tần số cố định.
  • Công đoạn 2: Điện áp một chiều ở trên sẽ được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Mới đầu, điện áp Một chiều được tạo ra sẽ được trữ trong giàn tụ điện. Điện áp một chiều này ở mức rất cao. Tiếp theo, thông qua trình tự kích hoạt thích hợp bộ biến đổi IGBT (IGBT là từ viết tắt của Tranzito Lưỡng cực có Cổng Cách điện hoạt động giống như một công tắc bật và tắt cực nhanh để tạo dạng sóng đầu ra của Biến tần) của Biến tần sẽ tạo ra một điện áp Xoay chiều ba pha bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.
Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển (khi cần tăng hoặc giảm tốc độ của động cơ)




Các bộ phận cơ bản của biến tần
Thông qua quá trình hoạt động của biến tần, ta có thể rút ra cấu tạo biến tần gồm mạch chỉnh lưu, mạch một chiều trung gian (DC link), mạch nghịch lưu và phần điều khiển (hình vẽ)

Từ đó, ta có thể cụ thể hóa thành 6 bộ phận chính như sau:
1/ Bộ chỉnh lưu
Phần đầu tiên trong quá trình biến điện áp đầu vào thành đầu ra mong muốn cho động cơ là quá trình chỉnh lưu. Điều này đạt được bằng cách sử dụng bộ chỉnh lưu cầu đi-ốt sóng toàn phần.
Bộ chỉnh lưu cầu đi-ốt tương tự với các bộ chỉnh lưu thường thấy trong bộ nguồn, trong đó dòng điện xoay chiều một pha được chuyển đổi thành một chiều. Tuy nhiên, cầu đi-ốt được sử dụng trong Biến tần cũng có thể cấu hình đi-ốt bổ sung để cho phép chuyển đổi từ điện xoay chiều ba pha thành điện một chiều.
Các đi-ốt chỉ cho phép luồng điện theo một hướng, vì vậy cầu đi-ốt hướng dòng electron của điện năng từ Dòng Xoay chiều (AC) thành Dòng Một chiều (DC).
2/ Tuyến dẫn Một chiều 
Tuyến dẫn Một chiều là một giàn tụ điện lưu trữ điện áp Một chiều đã chỉnh lưu. Một tụ điện có thể trữ một điện tích lớn, nhưng sắp xếp chúng theo cấu hình Tuyến dẫn Một chiều sẽ làm tăng điện dung.
Điện áp đã lưu trữ sẽ được sử dụng trong giai đoạn tiếp theo khi IGBT tạo ra điện năng cho động cơ.
3/ IGBT
Thiết bị IGBT được công nhận cho hiệu suất cao và chuyển mạch nhanh. Trong biến tần, IGBT được bật và tắt theo trình tự để tạo xung với các độ rộng khác nhau từ điện áp Tuyến dẫn Một chiều được trữ trong tụ điện.
Bằng cách sử dụng Điều biến Độ rộng Xung hoặc PWM, IGBT có thể được bật và tắt theo trình tự giống với sóng dạng sin được áp dụng trên sóng mang.
Trong hình bên dưới, sóng hình tam giác nhiều chấm biểu thị sóng mang và đường tròn biểu thị một phần sóng dạng sin.
Nếu IGBT được bật và tắt tại mỗi điểm giao giữa sóng dạng sin và sóng mang, độ rộng xung có thể thay đổi.
PWM có thể được sử dụng để tạo đầu ra cho động cơ giống hệt với sóng dạng sin. Tín hiệu này được sử dụng để điều khiển tốc độ và mô-men xoắn của động cơ.
 4, Bộ kháng điện xoay chiều
Bộ điện kháng dòng Xoay chiều là cuộn cảm hoặc cuộn dây. Cuộn cảm lưu trữ năng lượng trong từ trường được tạo ra trong cuộn dây và chống thay đổi dòng điện.
Bộ điện kháng dòng giúp giảm méo sóng hài, tức là nhiễu trên dòng xoay chiều. Ngoài ra, bộ điện kháng dòng Xoay chiều sẽ giảm mức đỉnh của dòng điện lưới hay nói cách khách là giảm dòng chồng trên Tuyến dẫn Một chiều. Giảm dòng chồng trên Tuyến dẫn Một chiều sẽ cho phép tụ điện chạy mát hơn và do đó sử dụng được lâu hơn.
Bộ điện kháng dòng Xoay chiều có thể hoạt động như một bộ hoãn xung để bảo vệ mạch chỉnh lưu đầu vào khỏi nhiễu và xung gây ra do bật và tắt các tải điện cảm khác bằng bộ ngắt mạch hoặc khởi động từ.
Có vài nhược điểm khi sử dụng bộ điện kháng, như chi phí tăng thêm, cần nhiều không gian pa-nen hơn và đôi khi là giảm hiệu suất.
Trong các trường hợp hiếm gặp, bộ điện kháng dòng có thể được sử dụng ở phía đầu ra của Biến tần để bù cho động cơ có điện cảm thấp, nhưng điều này thường không cần thiết do hiệu suất hoạt động tốt của công nghệ IGBT.
5/ Bộ điện kháng Một chiều
Bộ điện kháng Một chiều giới hạn tốc độ thay đổi dòng tức thời trên tuyến dẫn Một chiều. Việc giảm tốc độ thay đổi này sẽ cho phép bộ truyền động phát hiện các sự cố tiềm ẩn trước khi xảy ra hỏng hóc và ngắt bộ truyền động ra.
Bộ điện kháng Một chiều thường được lắp đặt giữa bộ chỉnh lưu và tụ điện trên các bộ Biến tần 7,5 kW trở lên. Bộ điện kháng Một chiều có thể nhỏ và rẻ hơn Bộ điện kháng Xoay chiều.
Bộ điện kháng Một chiều giúp hiện tượng méo sóng hài và dòng chồng không làm hỏng tụ điện, tuy nhiên bộ điện kháng này không cung cấp bất kỳ bảo vệ chống hoãn xung nào cho bộ chỉnh lưu.
6/ Điện trở Hãm
Tải có lực quán tính cao và tải thẳng đứng có thể làm tăng tốc động cơ khi động cơ cố chạy chậm hoặc dừng. Hiện tượng tăng tốc động cơ này có thể khiến động cơ hoạt động như một máy phát điện.
Khi động cơ tạo ra điện áp, điện áp này sẽ quay trở lại tuyến dẫn Một chiều.
Lượng điện thừa này cần phải được xử lý bằng cách nào đó. Điện trở được sử dụng để nhanh chóng “đốt cháy hết” lượng điện thừa này được tạo ra bởi hiện tượng này bằng cách biến lượng điện thừa thành nhiệt.
Nếu không có điện trở, mỗi lần hiện tượng tăng tốc này xảy ra, bộ truyền động có thể ngắt do Lỗi Quá áp trên Tuyến dẫn Một chiều.

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Nguyên lý hoạt động của điều hoà

          Khi cấp nguồn, máy nén sẽ thực hiện quá trình nén môi chất (trạng thái hơi) lên áp suất cao rồi đẩy vào giàn ngưng tụ (đặt ở phía ngoài nhà), lúc đó nhiệt độ của môi chất đang cao. Trong quá trình di chuyển trong giàn ngưng, môi chất tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh để thực hiện chuyển trạng thái từ thể hơi sang thể lỏng ở áp suất cao, nhờ có quạt hướng trục mà quá trình tỏa nhiệt của môi chất thực hiện được dễ dàng.


Nguyên lý hoạt động của điều hòa

Khi ra đến cuối giàn ngưng, môi chất ở trạng thái lỏng, áp suất cao, nhiệt độ cao và tiếp tục di chuyển đến phin lọc để lọc bụi cơ học. Sau khi đi qua phin lọc, môi chất đi qua ống mao để di chuyển đến giàn bay hơi (đặt ở trong nhà).
Do ống mao có đường kính rất nhỏ so với hệ thống ống dẫn môi chất trong hệ thống, còn máy nén trong quá trình làm việc thì luôn nén môi chất vào giàn ngưng tụ và hút môi chất từ giàn bay hơi. Điều này làm cho áp suất ở giàn bay hơi luôn thấp. Vì vậy, sau khi môi chất vừa qua khỏi ống mao đi vào giàn bay hơi gặp sự giảm áp suất đột ngột xảy ra quá trình sôi mãnh liệt và bắt đầu bay hơi. Khi đi trong giàn bay hơi, môi chất thu nhiệt của môi trường xung quanh để thực hiện quá trình bay hơi làm cho nhiệt độ môi trường xung quanh giảm xuống. Nhờ có quạt ly tâm mà không khí trong phòng luôn luôn tuần hoàn qua giàn bay hơi để truyền nhiệt vào môi chất và chính điều đó làm cho nhiệt độ trong phòng giảm xuống (được làm lạnh).
Trong phòng kín đặt một dàn ống, bên trong dàn ống này cho bay hơi một loại chất lỏng dễ bay hơi (gọi là gas lạnh ), khi chất lỏng bay hơi trong dàn bay hơi ở nhiệt độ thấp sẽ thu nhiệt của không khí trong phòng (được quạt gió thổi qua dàn bay hơi). Không khí nóng trong phòng bị mất nhiệt sẽ lạnh đi và nhiệt độ trong phòng sẽ thấp xuống. Hơi do gas lạnh bay hơi tạo thành theo đường ống tới cửa hút của 1 máy nén và được nén lên áp suất cao, nhiệt độ cao, sau đó tới dàn ngưng tụ đặt bên ngoài phòng lạnh. Hơi nén trong dàn ngưng tụ có nhiệt độ cao nên dễ dàng truyền nhiệt cho không khí bên ngoài (được quạt gió thổi qua), còn bản thân hơi nóng bên trong dàn bị mất nhiệt sẽ ngưng tụ thành chất lỏng chảy qua đường ống mao dẫn (hoặc qua van tiết lưu ) để hạ áp suất & nhiệt độ chất lỏng xuống thấp rồi đi vào dàn bay hơi trong phòng lạnh, khép kín chu trình làm việc của máy điều hòa nhiệt độ.
Khi khí nén hoạt động, hơi môi chất lạnh được máy nèn lên áp suất cao và nhiệt độ cao, sau đó môi chất lạnh được đẩy đến dàn ngưng tụ. Tại dàn ngưng tụ, hơi môi chất lạnh đi vào một dãy các ống dẫn bằng đồng hoặc bằng thép đặt trong các lớp cánh tản nhiệt. Vì hơi môi chất lạnh có áp suất cao và nhiệt độ cao nên khi đi qua hệ thống ống dẫn và cánh tản nhiệt sẽ tản nhiệt cho không khí môi trường và được một quạt hút không khí nóng tản nhiệt đó đẩy ra ngoài, hơi môi chất lạnh giải nhiệt cho không khí sẽ hạ nhiệt độ đến nhiệt độ ngưng tụ và ngưng tụ thành lỏng môi chất,
Sau khi qua dàn ngưng tụ, lỏng môi chất lạnh đi vào được ống xoắn, trong quá trình đi vào được ống xoắc hơi môi chất còn dư sau khi đi qua dàn ngưng tụ sẽ hóa lỏng hoàn toàn và nhiệt độ của lỏng môi chất cũng giảm xuống do khi đi vào ống xoắn thì lưu lượng giảm nên áp suất và nhiệt độ môi chất lạnh cũng giảm.
Khi đi qua ống xoắn, lỏng môi chất đi vào dàn bay hơi, tại đây không khí trong phòng được quạt hút và thổi qua dàn ống dẫn lỏng môi chất đặt trong cánh tản nhiệt, khi không khí đi qua hệ thống này sẽ trao đổi nhiệt với lỏng môi chất lạnh, lỏng môi chất lạnh nhận nhiệt của không khí đạt ngưỡng nhiệt độ sôi thì sẽ hóa hơi. Không khí sau khi thải nhiệt cho lỏng môi chất lạnh sẽ giảm nhiệt độ và được thổi vào phòng làm hạ nhiệt độ phòng. Hơi môi chất lạnh sau khi đi qua dàn bay hơi sẽ được hút về máy nén và bắt đầu lại một chu trình mới.

Cấu tạo của điều hoà

Cấu tạo điều hòa gồm 5 bộ phận chính:

Hãy suy nghĩ về điều hòa không khí như một máy tính mà mất nhiệt từ ngôi nhà của bạn và bãi nó bên ngoài bằng cách sử dụng năm phần liên quan đến nhau:

              1. Lạnh
              2. Máy nén
              3. Ngưng
              4. Mở rộng Van
              5. Thiết bị bay hơi cuộn
Có nhiều loại hệ thống điều hòa không khí có thể được sử dụng trong nhà bao gồm cửa sổ, di động, không ống và hệ thống điều hòa không khí trung tâm. Tuy nhiên, tất cả họ đều sử dụng các thành phần và mở rộng trực tiếp làm lạnh sau.

1. Chất làm lạnh

Chất làm lạnh là “máu” bơm qua hệ thống điều hòa trung tâm của. Nó thay đổi trạng thái từ hơi khí với chất lỏng như nó thu thập nhiệt từ ngôi nhà của bạn và loại bỏ nhiệt ra bên ngoài. Công cụ khá mát mẻ (không có ý định chơi chữ). Lạnh là đặc biệt vì nó có nhiệt độ sôi rất thấp có nghĩa là nó thay đổi từ một chất lỏng thành hơi ở nhiệt độ thấp.

2. Máy nén ( Blog )

Hãy suy nghĩ của máy nén như là một loại “trái tim” của hệ thống bơm chất làm lạnh mặc dù tất cả các thành phần điện lạnh tại một vòng lớn. Máy nén làm nhiệm vụ nén gas lạnh (môi chất lạnh) từ áp suất thấp trong dàn bay hơi (dàn lạnh) lên áp suất cao trong dàn ngưng (dàn nóng). Trong các máy nhỏ, máy nén cùng động cơ điện được đặt trong cùng một vỏ sắt và được hàn kín thành một khối đặt phía sau máy. Cả khối đó thường được gọi là blốc của máy.

3. Dàn Ngưng

Ở phần này trở đi hơi khó hiểu 1 chút mình viết ra đây chủ yếu để chia sẻ cho anh em trong ngành điện lạnh nắm rõ.
Dàn bay hơi hay thường gọi là dàn ngưng hay dàn lạnh thực chất là các ống đồng hoặc nhôm mà gas lạnh đi trong đó. Trong dàn lạnh, gas lạnh sẽ sôi ở nhiệt độ thấp và tiến hành làm lạnh các sản phẩm đặt trong dàn. Nhiệt độ sôi trong đó phụ thuộc vào nhiệt độ cần làm lạnh . Thí dụ đối với máy điều hòa, nhiệt độ sôi chỉ khoảng 50C, tủ lạnh thông thường nhiệt độ sôi từ – 10  đến –200C .v.v…
Từ máy nén, hơi môi chất lạnh hoặc nóng di chuyển đến dàn ngưng . Đây áp lực cao nóng hơi môi chất lạnh được làm mát bằng không khí thổi qua vây cuộn ngưng tụ của các fan hâm mộ tụ khi nó di chuyển qua các cuộn dây vây. Như chất làm lạnh “làm mát” nó thay đổi trạng thái từ hơi nóng một chất lỏng nóng ở áp suất cao và di chuyển vào van mở rộng. Dàn ngưng có tác dụng cuộn ngưng tụ và đều nằm trong hình hộp còn gọi là cục nóng,nó ồn ào và có kích thước tùy theo công suất máy .

4. Van tiết lưu

Môi chất lạnh qua van tiết lưu ở áp suất cao sẽ chuyển thành dạng khí .Khi môi chất lạnh lỏng nóng đi qua một lỗ nhỏ ở áp suất cao trong các van ở một bên, nó nổi lên như một màn sương mát áp suất thấp ở phía bên kia vì như một loại khí mở rộng, nó nguội đi. Vì vậy, bây giờ chúng tôi có một áp thấp lạnh sương mù chất lỏng di chuyển vào các cuộn dây đến dàn lạnh và bay hơi tạo ra không khí nóng hoặc lạnh .

5. Thiết bị bay hơi cuộn

Chất lỏng áp suất thấp lạnh rời khỏi van tiết lưu bây giờ chạy qua cuộn dây thiết bị bay hơi ở. Ở đây không khí nóng hoặc lạnh được thổi vào nhà của bạn trên các cuộn dây bị bay hơi và làm nóng nó lên trong khi các cuộn dây lạnh nguội tắt thổi không khí qua nó và trở lại vào nhà của bạn. Như chất làm lạnh nóng lên, nó nắm và thay đổi từ một chất lỏng lạnh và bay hơi vào một hơi ấm. Từ đó nó di chuyển trở lại vào máy nén và đơn vị ngưng tụ bên ngoài và các chu kỳ làm mát vẫn tiếp tục. Đến đây chúng ta đã phần nào hiểu được cấu tạo của điều hòa đúng không nào. Bài viết tiếp theo mình xin giới thiệu các bạn tìm hiểu nguyên lý hoạt động của điều hòa.
Ngoài các thiết bị chính trên, tủ lạnh hoặc máy điều hòa nhiệt độ đều có rơle nhiệt độ. Khi nhiệt độ đạt đến trị số yêu cầu, rơle sẽ tác động làm cho máy nén ngừng chạy. Khi nhiệt độ tăng lên, rơle lại tác động cho máy chạy lại.
Như vậy là bạn đã phần nào hiểu được cấu tạo của điều hòa nhiệt độ, việc hiểu được cấu tạo cũng như nguyên lí hoạt động của điều hòa sẽ giúp bạn đễ dàng hơn trong quá trình sử dụng .

Những lỗi hư hỏng lò vi sóng và cách khắc phục

Lò vi sóng, lò viba là thiết bị không thể thiếu trong ngăn bếp nhà bạn trong thời đại công nghiệp hiện nay. Việc sử dụng lò vi sóng rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian rất nhiều cho các gia đình cũng như các bà nội trợ.

CÁCH SỬA LÒ VI SÓNG NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP
CÁCH SỬA LÒ VI SÓNG

















Một khi đã trở nên phụ thuộc vào món đồ gia dụng tiết kiệm thời gian này, bạn sẽ cần phải biết cách xử lý những sự cố, những lỗi hỏng thông thường của nó. Nhưng lưu ý là trong mọi trường hợp, đừng mở tung lò vi sóng – làm như vậy không chỉ nguy hiểm đến sức khỏe mà nhiều nhà sản xuất còn từ chối bảo hành trong điều kiện máy đã bị mở, tem đã bị rách.

Điện Lạnh Quang Trung sau quá trình, kinh nghiệm sửa chữa lò vi sóng trong nhiều năm đã đút kết ra một số lỗi cơ bản, thường gặp dễ sửa chữa giới thiệu cho mọi người có thể tự sửa lò vi sóng tại nhà

Lò vi sóng không hoạt động:
Nguyên nhân và xử lý:
Cầu chì: Cầu chì (còn gọi là cầu chì cao áp) là một thiết bị an toàn để ngắt dòng điện nếu điện áp tăng quá mạnh, để bảo vệ lò vi sóng. Điều đầu tiên bạn nên làm khi lò vi sóng không hoạt động là kiểm tra cầu chì của nó. Thay thế cầu chì (gọi thợ sửa), giá khoảng 100.000 đồng.
Công tắc cửa (cửa kính của lò đã gắn một công tắc ngắt nguồn điện): Công tắc cửa bị lỗi cũng làm cho lò vi sóng không hoạt động. Kiểm tra công tắc cửa lò vi sóng và nếu nó bị hỏng, hãy gọi thợ đến nhà để thay thế.

Đĩa xoay không xoay
Xử lý:
Trục xoay và vòng xoay
- Kiểm tra khớp nối nhựa bên dưới khay
- Kiểm tra vòng và con lăn xem có bị lệch hoặc kẹt vì bám bẩn không
- Kiểm tra xem đĩa có đặt đúng trên trục xoay hay không
- Nếu động cơ trục xoay bị hỏng, cần phải gọi thợ chuyên nghiệp

sửa lò vi sóng tại hà nội
sửa lò vi sóng tại hà nội
Thấy tia lửa lóe sáng trong buồng lò
Xử lý:
Đảm bảo rằng dụng cụ bỏ trong lò không có chất kim loại hoặc nhôm
Dư lượng thực phẩm hoặc vỏ bọc thức ăn, hoặc dụng cụ nấu có hoa văn tráng kim loại hay thậm chí các đốm bong men tráng trong khoang buồng lò đều có thể gây ra tia lửa điện. Do vậy, lau chùi khoang lò thường xuyên; Thay thế vỏ bọc thức ăn – lưu ý chỉ dùng vỏ bọc được nhà sản xuất khuyến cáo dùng cho lò vi sóng và không dùng dụng cụ nấu có chứa kim loại.
Nếu men tráng trong lò bị bong, cần gọi thợ đến sơn lại.

Bảng điều khiển không hoạt động/ hoạt động không chính xác
Xử lý:
Bảng điều khiển không hoạt động hoặc hoạt động không chính xác
Có thể do bảng điều khiển bị ẩm ướt, cần phải để vài ngày cho khô. Lưu ý tránh xịt nước rửa gần bảng điều khiển.
Nếu bảng điều khiển không bị ẩm, hãy kiểm tra xem có bị côn trùng làm hư hại không. Côn trùng, đặc biệt là gián, rất thích sự ấp áp của bảng mạch. Do vậy, nên gắn lưới ở lỗ thông hơi để ngừa gián chui vào trong lò.
Có thể do côn trùng (gián) đã lọt vào làm tổ trong máy qua lỗ thông khí

Lò vi sóng hoạt động nhưng thức ăn không nóng
Xử lý:
Magnetron – bộ phận phát ra vi sóng
Nếu bạn nghe thấy tiếng ồn ù ù bất thường, thì nguồn magnetron (bộ phận phát ra vi sóng) hoặc các module điện tử khác có thể đã bị hỏng. Lỗi này không dễ khắc phục, bạn phải gọi thợ.
Chi phí sửa lỗi này tùy vào mức độ hư hại của máy, nhưng giá từ 300 nghìn đồng trở lên.

Lưu ý:
Điện áp trong lò vi sóng rất cao và có thể làm bạn sốc điện nghiêm trọng, thậm chí sau khi bạn đã ngắt nguồn điện. Do đó, đừng tự mở máy hoặc các khu vực đã được gắn xi. Khi không chẩn đoán được những lỗi thông thường như đã nói ở trên, bạn nên gọi thợ đến sửa hoặc cân nhắc mua một chiếc lò vi sóng mới.

Tuy nhiên các thiết bị điện tử như Lò vi sóng thì thường có những trục trặc, hỏng hóc mà các bà nội trợ không thể sửa được. Hãy gọi điện ngay cho chúng tôi để được hướng dẫn, giúp đỡ nếu Lò vi sóng nhà bạn gặp sự cố.

GT PRO: Chuyên sửa chữa các loại bếp từ, bếp hồng ngoại, lò vi sóng, bo điều khiển điều hoà, bo điều khiển máy giặt ...  với nhiều năm kinh nghiệm, đảm bảo sửa chữa triệt để các pan bệnh.

ĐẢM BẢO UY TÍN CHẤT LƯỢNG, GIÁ RẺ, CÓ BẢO HÀNH.
Liên hệ:   A.Duy: 0165.6123.109
              A.Tú: 0166.915.7727

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

video CapSense Psoc psoc4 psoc3 psoc5

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Các ví dụ Psoc4


Project Title
1
01-May-2013
2
02-May-2013
3
03-May-2013
4
06-May-2013
5
07-May-2013
6
08-May-2013
7
09-May-2013
8
10-May-2013
9
13-May-2013
10
14-May-2013
11
15-May-2013
12
16-May-2013
13
17-May-2013
14
20-May-2013
15
21-May-2013
16
22-May-2013
17
23-May-2013
18
24-May-2013
19
28-May-2013
20
29-May-2013
21
30-May-2013
22
31-May-2013
23
03-Jun-2013
24
04-Jun-2013
25
05-Jun-2013
26
06-Jun-2013
27
07-Jun-2013
28
10-Jun-2013
29
11-Jun-2013
30
12-Jun-2013
31
13-Jun-2013
32
14-Jun-2013
33
17-Jun-2013
34
18-Jun-2013
35
19-Jun-2013
36
20-Jun-2013
37
21-Jun-2013
38
24-Jun-2013
39
25-Jun-2013
40
26-Jun-2013
41
27-Jun-2013
42
28-Jun-2013
43
01-Jul-2013
44
02-Jul-2013
45
03-Jul-2013
46
05-Jul-2013
47
08-Jul-2013
48
09-Jul-2013
49
11-Jul-2013
50
12-Jul-2013
S No
Date
Project Title
51
15-Jul-2013
52
16-Jul-2013
53
17-Jul-2013
54
18-Jul-2013
55
19-Jul-2013
56
22-Jul-2013
57
23-Jul-2013
58
24-Jul-2013
59
25-Jul-2013
60
26-Jul-2013
61
29-Jul-2013
62
30-Jul-2013
63
31-Jul-2013
64
01-Aug-2013
65
02-Aug-2013
66
05-Aug-2013
67
06-Aug-2013
68
07-Aug-2013
69
08-Aug-2013
70
09-Aug-2013
71
12-Aug-2013
72
13-Aug-2013
73
14-Aug-2013
74
15-Aug-2013
75
16-Aug-2013
PSoC Creator Training 111                                          
76
19-Aug-2013
77
20-Aug-2013
78
21-Aug-2013
79
22-Aug-2013
80
23-Aug-2013
81
26-Aug-2013
82
27-Aug-2013
83
28-Aug-2013
84
29-Aug-2013
85
30-Aug-2013
86
03-Sep-2013
87
04-Sep-2013
88
05-Sep-2013
89
06-Sep-2013
90
09-Sep-2013
91
10-Sep-2013
92
11-Sep-2013
93
12-Sep-2013
94
13-Sep-2013
95
16-Sep-2013
96
17-Sep-2013
97
18-Sep-2013
98
19-Sep-2013
99
20-Sep-2013
100
23-Sep-2013

Regards, Dana.
 
Copyright © 2013 Blog Sửa chữa
Share on Blogger Template Free Download. Powered byBlogger