BREAKING NEWS

Category 5

Category 6

Category 7

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Các phím tắt trong Autocad


Để tạo ra phím tắt cho 1 lệnh nào đó

Có 2 cách để tạo
1. Vào menu Tool - chọn Customize - Edit program parameters (tới đây thì các bạn cũng sẽ thấy danh sách lệnh tắt)
Vd : Lệnh COPY : lệnh tắt là CO/CP bây giờ muốn đổi chữ khác : OC/PC chẳng hạn (lưu ý là không được trùng với các lệnh đã có)- thì tìm dòng lệnh COPY trong danh sách - xóa CO/CP - thay bằng OP/PC - sau đó Save - ở dòng lệnh Command: gõ lệnh REINIT - CHỌN pgp FILE - OK
Lúc này bạn gõ OC/PC là lệnh copy.
2. Cách 2 trên diễn đàn có post rồi : thực hiện trong menu Express.



DANH MỤC CÁC LỆNH TẮT
(Bao gồm 1 số lệnh thông dụng)



1. 3A 3DARRAY Sao chép thành dãy trong 3D
2. 3DO 3DORBIT Xoay đối tượng trong không gian 3D
3. 3F 3DFACE Tạo mặt 3D
4. 3P 3DPOLY Vẽ đường PLine không gian 3 chiều
A
5. A ARC Vẽ cung tròn
6. AA AREA Tính diện tích và chu vi 1
7. AL ALIGN Di chuyển, xoay, scale
8. AR ARRAY Sao chép đối tượng thành dãy trong 2D
9. ATT ATTDEF Định nghĩa thuộc tính
10. ATE ATTEDIT Hiệu chỉnh thuộc tính của Block
B
11. B BLOCK Tạo Block
12. BO BOUNDARY Tạo đa tuyến kín
13. BR BREAK Xén 1 phần đoạn thẳng giữa 2 điểm chọn
C
14. C CIRCLE Vẽ đường tròn
15. CH PROPERTIES Hiệu chỉnh tính chất của đối tượng
16. CHA ChaMFER Vát mép các cạnh
17. CO, cp COPY Sao chép đối tượng
D
18. D DIMSTYLE Tạo kiểu kích thước
19. DAL DIMALIGNED Ghi kích thước xiên
20. DAN DIMANGULAR Ghi kích thước góc
21. DBA DIMBASELINE Ghi kích thước song song
22. DCO DIMCONTINUE Ghi kích thước nối tiếp
23. DDI DIMDIAMETER Ghi kích thước đường kính
24. DED DIMEDIT Chỉnh sửa kích thước
25. DI DIST Đo khoảng cách và góc giữa 2 điểm
26. DIV DIVIDE Chia đối tượng thành các phần bằng nhau
27. DLI DIMLINEAR Ghi kích thước thẳng đứng hay nằm ngang
28. DO DONUT Vẽ hình vành khăn
29. DOR DIMORDINATE Tọa độ điểm
30. DRA DIMRADIU Ghi kích thước bán kính
31. DT DTEXT Ghi văn bản
E
32. E ERASE Xoá đối tượng
33. ED DDEDIT Hiệu chỉnh kích thước
34. EL ELLIPSE Vẽ elip
35. EX EXTEND Kéo dài đối tượng
36. EXIT QUIT Thoát khỏi chương trình
37. EXT EXTRUDE Tạo khối từ hình 2D
F
38. F FILLET Tạo góc lượn/ bo tròn góc
39. FI FILTER Chọn lọc đối tượng theo thuộc tính
H
40. H BHATCH Vẽ mặt cắt
41. -H -HATCH Vẽ mặt cắt
42. HE HATCHEDIT Hiệu chỉnh mặt cắt
43. HI HIDE Tạo lại mô hình 3D với các đường bị khuất
I
44. I INSERT Chèn khối
45. -I -INSERT Chỉnh sửa khối được chèn
46. IN INTERSECT Tạo ra phần giao giữa 2 đối tượng
L
47. L LINE Vẽ đường thẳng
48. LA LAYER Tạo lớp và các thuộc tính
49. -LA -LAYER Hiệu chỉnh thuộc tính của layer
50. LE LEADER Tạo ra đường dẫn chú thích
51. LEN LENGTHEN Kéo dài/thu ngắn đối tượng bằng chiều dài cho trước
52. Lw LWEIGHT Khai báo hay thay đổi chiều dày nét vẽ
53. LO –LAYOUT Tạo Layout
54. LT LINETYPE Hiển thị hộp thoại tạo và xác lập các kiểu đường
55. LTS LTSCALE Xác lập tỉ lệ đường nét
M
56. M MOVE Di chuyển đối tượng được chọn
57. MA MATCHPROP Sao chép các thuộc tính từ 1 đối tượng này sang 1 hay nhiều đối tượng khác
58. MI MIRROR Lấy đối tượng qua 1 trục
59. ML MLINE Tạo ra các đường song song
60. MO PROPERTIES Hiệu chỉnh các thuộc tính
61. MS MSPACE Chuyển từ không gian giấy sang không gian mô hình
62. MT MTEXT Tạo ra 1 đoạn văn bản
63. MV MVIEW Tạo ra cửa sổ động
O
64. O OFFSET Sao chép song song
P
65. P PAN Di chuyển cả bản vẽ
66. -P -PAN Di chuyển cả bản vẽ từ điểm 1 sang điểm thứ 2
67. PE PEDIT Chỉnh sửa các đa tuyến
68. PL PLINE Vẽ đa tuyến
69. PO POINT Vẽ điểm
70. POL POLYGON Vẽ đa giác đều khép kín
71. PS PSPACE Chuyển từ không gian mô hình sang không gian giấy
R
72. R REDRAW Làm tươi lại màn hình
73. REC RECTANGLE Vẽ hình chữ nhật
74. REG REGION Tạo miền
75. REV REVOLVE Tạo khối 3D tròn xoay
76. RO ROTATE Xoay các đối tượng được chọn xung quanh 1 điểm
77. RR RENDER Hiển thị vật liệu, cây, cảnh, đèn... của đối tượng
S
78. S StrETCH Kéo dài/Thu ngắn tập hợp của đối tượng
79. SC SCALE Phóng to, thu nhỏ theo tỷ lệ
80. SHA SHADE Tô bóng đối tượng của 3D
81. SL SLICE Cắt khối 3D
82. SO SOLID Tạo ra các đa tuyến có thể được tô đầy
83. SPL SPLINE Vẽ đường cong bất kỳ
84. SPE SPLINEDIT Hiệu chỉnh spline
85. ST STYLE Tạo các kiểu ghi văn bản
86. SU SUBTRACT Phép trừ khối
T
87. T MTEXT Tạo ra 1 đoạn văn bản
88. TH THICKNESS Tạo độ dày cho đối tượng
89. TOR TORUS Vẽ xuyến
90. TR TRIM Cắt xén đối tượng
U
91. UN UNITS Định vị bản vẽ
92. UNI UNION Phép cộng khối
V
93. VP DDVPOINT Xác lập hướng xem 3 chiều
W
94. WE WEDGE Vẽ hình Nêm/Chêm
X
95. X EXPLODE Phân rã đối tượng
96. XR XREF Tham chiếu ngoại vào các file bản vẽ
Z
97. Z ZOOM Phóng to/Thu nhỏ

Gán phím tắt ShortcutKeys trong AutoCAD

Phân biệt phím tắt với lệnh tắt

Trước hết cần phân biệt giữa phím tắt và lệnh tắt.
Phím tắt là tổ hợp phím thực thi một lệnh hay một chức năng nào đó. Tổ hợp này thường bắt đầu bằng các phím chức năng như Alt, Ctrl, Shift hoặc phím LogoWindows (đây là các phím trên máy PC thông thường).
Lệnh tắt trong AutoCAD là các tổ hợp lệnh rút ngắn. Ví dụ lệnh APPLOAD được rút ngắn lại thành AP. Có rất nhiều cách rút ngắn lệnh trong AutoCAD (gọi là gán lệnh tắt), nhưng chúng ta sẽ bàn đến việc đó trong một bài khác.


Vậy ưu điểm của phím tắt là gì?
- Giúp thao tác nhanh.
- Tạo thành thói quen trong lúc làm việc.
- Thích hợp với những người có ưa thích sử dụng bàn phím.



Một số phím tắt thông dụng trong AutoCAD:

STTPhím tắt
Tác dụng
Ghi chú
1ESCThoát lệnh hiện tại
2CTRL+1Bảng đặc tínhProperties
3CTRL+AChọn tất cả đối tượng trong bản vẽ
4CTRL+CCopy các đối tượng vào Clipboard
5CTRL+SHFT+CCopy các đối tượng với điểm gốcBase point
6CTRL+NTạo bản vẽ mới
7CTRL+OMở bản vẽ cũ
8CTRL+PIn bản vẽ hiện tại
9CTRL+QThoát chương trình
10CTRL+SGhi bản vẽ hiện tại
11CTRL+SHFT+SGhi bản vẽ hiện tại với tên khác
12CTRL+VDán dữ liệu từ Clipboard
13CTRL+SHFT+VDán dữ liệu từ Clipboard thành một Block
14CTRL+YRedo lại lệnh
15CTRL+ZUndo lại lệnh
16F2Bật tắt cửa sổ dòng lệnh
17F3Bật tắt OSNAP
18F8Bật tắt ORTHO MODE
19F10Bật tắt POLAR
Nếu có thói quen cập nhật những phiên bản mới nhất của AutoCAD, bạn sẽ thấy các phiên bản năm 2004-2005-2006 tương đồng với nhau. Phiên bản 2007-2008-2009 giống nhau. Và bộ ba 2010-2011-2012 cũng vậy. Theo một số bạn sử dụng AutoCAD, các phiên bản ở giữa mỗi chu kỳ có tính ổn định cao nhất. Vì vậy tôi sẽ giới thiệu cách thêm phím tắt trong các phiên bản 2005, 2008 và 2012.

Quạt led tạo chữ, món quà truyền tải thông điệp yêu thương một cách bất ngờ, đặc biệt

Bạn muốn truyền thông điệp đến người ấy thật độc đáo & thật riêng, phải làm sao đây ta !!?? 
Với quạt đèn led, bạn vừa tặng một món quà ý nghĩa vừa truyền tải thông điệp yêu thương một cách phong cách

Hơn nữa, thông điệp trên cánh quạt có thể thu hút sự quan tâm của các khách hàng, bạn bè. Vì vậy, nó còn được đặt ở phòng trưng bày, phòng khách, nhà hàng khách sạn & cả bàn làm việc như là một vật trang trí, quảng cáo độc đáo & ngộ nghĩnh !!!
Nếu bạn tặng món quà này cho ai đó với thông điệp dễ thương, chắc chắn người đó sẽ &  bạn !!!
Tính năng sản phẩm:
- Bạn có thể ghi được 06 dòng chữ, mỗi dòng 20 ký tự
- Các dòng chữ sẽ luân phiên thay đổi
- Bạn có thể thay đổi nội dung cho mỗi dòng chữ
- Quạt mát vừa đủ 01 người
- Sản phẩm sử dụng 3 pin AA
- Có thể quạt liên tục trong 01 tuần (nếu dùng pin tốt)
- Cánh quạt làm bằng nhựa dẻo nên rất an toàn khi lỡ đụng phải
- Có nhiều màu sắc để chọn lựa
 Để biết rõ hơn về tính độc đáo của sản phẩm, mời bạn xem video clip bên dưới:

Cơ bản điện trở

1. Khái niệm về điện trở. 

Điện trở là gì ? Ta hiểu một cách đơn giản - Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.

Điện trở của dây dẫn :Điện trở của dây dẫn phụ thộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây. được tính theo công thức sau:
R = ρ.L / S
  • Trong đó ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu
  • L là chiều dài dây dẫn
  • S là tiết diện dây dẫn
  • R là điện trở đơn vị là Ohm
  • 2. Điện trở trong thiết bị điện tử.
    a) Hình dáng và ký hiệu : Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan trọng, chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau.

Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý.
b) Đơn vị của điện trở
  • Đơn vị điện trở là Ω (Ohm) , KΩ , MΩ
  • 1KΩ = 1000 Ω
  • 1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω
b) Cách ghi trị số của điện trở
  • Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch mầu theo một quy ước chung của thế giới.( xem hình ở trên )
  • Các điện trở có kích thước lớn hơn từ 2W trở lên thường được ghi trị số trực tiếp trên thân. Ví dụ như các điện trở công xuất, điện trở sứ.
rở sứ công xuất lớn , trị số được ghi trực tiếp.

3. Cách đọc trị số điện trở .
Quy ước mầu Quốc tế:
Mầu sắcGiá trịMầu sắcGiá trị
Đen0Xanh lá5
Nâu1Xanh lơ6
Đỏ2Tím7
Cam3Xám8
Vàng4Trắng9
Nhũ vàng-1
Nhũ bạc-2
Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng mầu , điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng mầu.
* Cách đọc trị số điện trở 4 vòng mầu :

  • Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có mầu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này.
  • Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3
  • Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị
  • Vòng số 3 là bội số của cơ số 10.
  • Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 ( mũ vòng 3)
  • Có thể tính vòng số 3 là số con số không "0" thêm vào
  • Mầu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm.
* Cách đọc trị số điện trở 5 vòng mầu : ( điện trở chính xác )

  • Vòng số 5 là vòng cuối cùng , là vòng ghi sai số, trở 5 vòng mầu thì mầu sai số có nhiều mầu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác điịnh đâu là vòng cuối cùng, tuy nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút.
  • Đối diện vòng cuối là vòng số 1
  • Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng mầu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.
  • Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 ( mũ vòng 4)
  • Có thể tính vòng số 4 là số con số không "0" thêm vào
4 - Các trị số điện trở thông dụng.
Ta không thể kiếm được một điện trở có trị số bất kỳ, các nhà sản xuất chỉ đưa ra khoảng 150 loại trị số điện trở thông dụng , bảng dưới đây là mầu sắc và trị số của các điện trở thông dụng.


5 -. Phân loại điện trở. 
  • Điện trở thường : Điện trở thường là các điện trở có công xuất nhỏ từ 0,125W đến 0,5W
  • Điện trở công xuất : Là các điện trở có công xuất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W, 10W.

  • Điện trở sứ, điện trở nhiệt : Là cách gọi khác của các điện trở công xuất , điện trở này có vỏ bọc sứ, khi hoạt động chúng toả nhiệt.
6 - Công xuất của điện trở. Khi mắc điện trở vào một đoạn mạch, bản thân điện trở tiêu thụ một công xuất P tính được theo công thức
P = U . I = U/ R = I2.R

  • Theo công thức trên ta thấy, công xuất tiêu thụ của điện trở phụ thuộc vào dòng điện đi qua điện trở hoặc phụ thuộc vào điện áp trên hai đầu điện trở.
  • Công xuất tiêu thụ của điện trở là hoàn toàn tính được trước khi lắp điện trở vào mạch.
  • Nếu đem một điện trở có công xuất danh định nhỏ hơn công xuất nó sẽ tiêu thụ thì điện trở sẽ bị cháy.
  • Thông thường người ta lắp điện trở vào mạch có công xuất danh định > = 2 lần công xuất mà nó sẽ tiêu thụ.
  • Điện trở cháy do quá công xuất
    Ở sơ đồ trên cho ta thấy : Nguồn Vcc là 12V, các điện trở đều có trị số là 120Ω nhưng có công xuất khác nhau, khi các công tắc K1 và K2 đóng, các điện trở đều tiêu thụ một công xuất là
    P = U2 / R = (12 x 12) / 120 = 1,2W
    • Khi K1 đóng, do điện trở có công xuất lớn hơn công xuất tiêu thụ , nên điện trở không cháy.
    • Khi K2 đóng, điện trở có công xuất nhỏ hơn công xuất tiêu thụ , nên điện trở bị cháy.
    7 - Biến trở, triết áp :
    Biến trở Là điện trở có thể chỉnh để thay đổi giá trị, có ký hiệu là VR chúng có hình dạng như sau :

Biến trở thường ráp trong máy phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ thuật viên, biến trở có cấu tạo như hình bên dưới.
Triết áp : Triết áp cũng tương tự biến trở nhưng có thêm cần chỉnh và thường bố trí phía trước mặt máy cho người sử dụng điều chỉnh. Ví dụ như - Triết áp Volume, triết áp Bass, Treec v.v.. , triết áp nghĩa là triết ra một phần điện áp từ đầu vào tuỳ theo mức độ chỉnh.

8- Điện trở mắc nối tiếp . 

  • Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại. Rtd = R1 + R2 + R3
  • Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và bằng I I = ( U1 / R1) = ( U2 / R2) = ( U3 / R3 )
  • Từ công thức trên ta thấy rằng , sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với giá trị điệnt trở .
9 - Điện trở mắc song song.

  • Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương Rtd được tính bởi công thức (1 / Rtd) = (1 / R1) + (1 / R2) + (1 / R3)
  • Nếu mạch chỉ có 2 điện trở song song thì
    Rtd = R1.R2 / ( R1 + R2)
  • Dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song tỷ lệ nghịch với giá trị điện trở .
    I1 = ( U / R1) , I2 = ( U / R2) , I3 =( U / R3 )
  • Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau
10 - Điên trở mắc hỗn hợp


  • Mắc hỗn hợp các điện trở để tạo ra điện trở tối ưu hơn .
  • Ví dụ: nếu ta cần một điện trở 9K ta có thể mắc 2 điện trở 15K song song sau đó mắc nối tiếp với điện trở 1,5K .
11 - Ứng dụng của điện trở 
Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được , trong mạch điện , điện trở có những tác dụng sau :
  • Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, Ví dụ có một bóng đèn 9V, nhưng ta chỉ có nguồn 12V, ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 3V trên điện trở.

Đấu nối tiếp với bóng đèn một điện trở.
- Như hình trên ta có thể tính được trị số và công xuất của điện trở cho phù hợp như sau: Bóng đèn có điện áp 9V và công xuất 2W vậy dòng tiêu thụ là I = P / U = (2 / 9 ) = Ampe đó cũng chính là dòng điện đi qua điện trở.
- Vì nguồn là 12V, bóng đèn 9V nên cần sụt áp trên R là 3V vậy ta suy ra điện trở cần tìm là R = U/ I = 3 / (2/9) = 27 / 2 = 13,5 Ω
- Công xuất tiêu thụ trên điện trở là : P = U.I = 3.(2/9) = 6/9 W vì vậy ta phải dùng điện trở có công xuất P > 6/9 W
  • Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước.
ừ nguồn 12V ở trên thông qua cầu phân áp R1 và R2 ta lấy ra điện áp U1, áp U1 phụ thuộc vào giá trị hai điện trở R1 và R2.theo công thức .

U1 / U = R1 / (R1 + R2) => U1 = U.R1/(R1 + R2)

Thay đổi giá trị R1 hoặc R2 ta sẽ thu được điện áp U1 theo ý muốn.
  • Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động .

Kết Luận: Điện trở là một loại linh kiện thụ động, có tính chất dùng để phân dòng, phân áp trong các mạn điện tử.

Lỗi INF file txtsetup.sif khi cài win XP

Khi cài win XP xuất hiện lỗi ! 
"INF file txtsetup.sif is corrupt or missing status 18
Setup cannot continue. Press any key to exit."
Ta làm các bước như sau:
Vào USB vừa dùng UltraISO để bung win XP boot.
Tìm thư mục i386
Tìm file txtsetup.sif
Copy file txtsetup.sif ra thư mục chính của USB
Đổi tên thư mục I386 thành $WIN_NT$.~BT

Chúc các bạn thành công !!

Tổ hợp phím tắt cho windows

Tổ hợp phím hệ thống Windows

  • F1: Trợ giúp
  • CTRL+ESC: Mở trình đơn Bắt đầu
  • ALT+TAB: Chuyển đổi giữa các chương trình đang mở
  • ALT+F4: Thoát chương trình
  • SHIFT+DELETE: Xoá mục vĩnh viễn
  • Biểu trưng Windows+L: Khoá máy tính (mà không cần sử dụng CTRL+ALT+DELETE)

Tổ hợp phím chương trình Windows

  • CTRL+C: Sao chép
  • CTRL+X: Cắt
  • CTRL+V: Dán
  • CTRL+Z: Hoàn tác
  • CTRL+B: Đậm
  • CTRL+U: Gạch dưới
  • CTRL+I: Nghiêng

Bấm chuột/tổ hợp phím chuyển đổi bàn phím cho các đối tượng vỏ

  • SHIFT+bấm chuột phải: Hiển thị menu phím tắt chứa các lệnh thay thế
  • SHIFT+bấm đúp chuột: Chạy lệnh mặc định thay thế (mục thứ hai trên menu)
  • ALT+bấm đúp chuột: Hiển thị thuộc tính
  • SHIFT+DELETE: Xoá một mục ngay lập tức mà không cần chuyển mục vào Thùng Rác

Những lệnh phổ biến chỉ có trên bàn phím

  • F1: Bắt đầu Trợ giúp của Windows
  • F10: Kích hoạt tuỳ chọn thanh menu
  • SHIFT+F10 Mở menu phím tắt cho mục được chọn (thao tác này giống như bấm chuột phải vào đối tượng)
  • CTRL+ESC: Mở menu Bắt đầu (sử dụng phím MŨI TÊN để chọn mục)
  • CTRL+ESC hoặc ESC: Chọn nút Bắt đầu (nhấn TAB để chọn thanh tác vụ hoặc nhấn SHIFT+F10 cho menu ngữ cảnh)
  • CTRL+SHIFT+ESC: Mở Trình quản lý Tác vụ Windows
  • ALT+MŨI TÊN XUỐNG: Mở hộp danh sách thả xuống
  • ALT+TAB: Chuyển sang chương trình đang chạy khác (giữ phím ALT rồi nhấn phím TAB để xem cửa sổ chuyển đổi tác vụ)
  • SHIFT: Nhấn và giữ phím SHIFT trong khi bạn chèn CD-ROM để bỏ qua tính năng tự động chạy
  • ALT+PHÍM CÁCH: Hiển thị menu Hệ thống của cửa sổ chính (từ menu Hệ thống, bạn có thể khôi phục, di chuyển, đổi cỡ, thu nhỏ, phóng to hoặc đóng cửa sổ)
  • ALT+- (ALT+dấu nối): Hiển thị menu Hệ thống của cửa sổ phụ Giao diện Nhiều Tài liệu (MDI) (từ menu Hệ thống của cửa sổ phụ MDI, bạn có thể khôi phục, di chuyển, đổi cỡ, thu nhỏ, phóng to hoặc đóng cửa sổ phụ)
  • CTRL+TAB: Chuyển sang cửa sổ phụ tiếp theo của chương trình Giao diện Nhiều Tài liệu (MDI)
  • ALT+ký tự gạch dưới trong menu: Mở menu
  • ALT+F4: Đóng cửa sổ hiện tại
  • CTRL+F4: Đóng cửa sổ Giao diện Nhiều Tài liệu (MDI) hiện tại
  • ALT+F6: Chuyển đổi giữa nhiều cửa sổ trong cùng một chương trình (ví dụ: khi hộp thoại Tìm của Notepad hiển thị, ALT+F6 chuyển đổi giữa hộp thoại Tìm và cửa sổ chính của Notepad)

Các đối tượng vỏ và lối tắt thư mục tổng/Windows Explorer

Đối với một đối tượng đã chọn:
  • F2: Đổi tên đối tượng
  • F3: Tìm tất cả các tệp
  • CTRL+X: Cắt
  • CTRL+C: Sao chép
  • CTRL+V: Dán
  • SHIFT+DELETE: Xoá mục chọn ngay lập tức mà không cần di chuyển mục vào Thùng Rác
  • ALT+ENTER: Mở các thuộc tính cho đối tượng đã chọn

Để sao chép một tệp

Nhấn và giữ phím CTRL khi bạn kéo tệp vào thư mục khác.

Để tạo một phím tắt

Nhấn và giữ CTRL+SHIFT khi bạn kéo một tệp vào màn hình nền hoặc một thư mục.

Thư mục tổng/điều khiển lối tắt

  • F4: Chọn ô Đi tới một thư mục khác và di chuyển xuống mục nhập trong ô (nếu thanh công cụ đang hoạt động trong Windows Explorer)
  • F5: Làm mới cửa sổ hiện tại.
  • F6: Di chuyển giữa các cửa sổ trong Windows Explorer
  • CTRL+G: Mở công cụ Đi Đến Thư mục (chỉ trong Windows 95 Windows Explorer)
  • CTRL+Z: Hoàn tác lệnh cuối cùng
  • CTRL+A: Chọn tất cả các mục trong cửa sổ hiện tại
  • BACKSPACE: Chuyển sang thư mục chính
  • SHIFT+bấm+nút Đóng: Đối với các thư mục, hãy đóng thư mục hiện tại cùng với tất cả thư mục cha

Điều khiển cây Windows Explorer

  • Bàn phím Số *: Mở rộng mọi thứ dưới lựa chọn hiện tại
  • Bàn phím Số +: Mở rộng lựa chọn hiện tại
  • Bàn phím Số -: Thu gọn lựa chọn hiện tại.
  • MŨI TÊN PHẢI: Mở rộng lựa chọn hiện tại nếu nó không được mở rộng, hoặc đi tới thư mục con đầu tiên
  • MŨI TÊN TRÁI: Thu gọn lựa chọn hiện tại nếu nó được mở rộng, hoặc đi tới thư mục cha

Điều khiển thuộc tính

  • CTRL+TAB/CTRL+SHIFT+TAB: Di chuyển qua tab thuộc tính

Phím tắt trợ năng

  • Nhấn SHIFT năm lần: Bật và tắt StickyKeys
  • Nhấn và giữ phím SHIFT bên phải khoảng 8 giây: Bật và tắt FilterKeys
  • Nhấn và giữ phím NUM LOCK khoảng 5 giây: Bật và tắt ToggleKeys
  • ALT trái + SHIFT trái+NUM LOCK: Bật và tắt MouseKeys
  • ALT trái + SHIFT trái +PRINT SCREEN: Bật và tắt tương phản cao

Các phím trong Bàn phím Tự nhiên của Microsoft

  • Biểu trưng Windows: Menu Bắt đầu
  • Biểu trưng Windows+R: Hộp thoại Chạy
  • Biểu trưng Windows+M: Thu nhỏ tất cả
  • SHIFT+Biểu trưng Windows+M: Hoàn tác thu nhỏ tất cả
  • Biểu trưng Windows + F1: Trợ giúp
  • Biểu trưng Windows + E: Windows Explorer
  • Biểu trưng Windows + F: Tìm tệp hoặc thư mục
  • Biểu trưng Windows + D: Thu nhỏ tất cả cửa sổ đang mở và hiển thị màn hình nền
  • CTRL + Biểu trưng Windows + F: Tìm máy tính
  • CTRL + Biểu trưng Windows + TAB: Di chuyển tiêu điểm từ Bắt đầu, đến thanh công cụ Khởi chạy Nhanh, đến khay hệ thống (sử dụng MŨI TÊN PHẢI hoặc MŨI TÊN TRÁI để di chuyển tiêu điểm đến các mục trên thanh công cụ Khởi chạy Nhanh và khay hệ thống)
  • Biểu trưng Windows + TAB: Di chuột qua các nút trên thanh tác vụ
  • Biểu trưng Windows + Break: Hộp thoại Thuộc tính Hệ thống
  • Phím ứng dụng: Hiển thị menu lối tắt cho mục đã chọn

Bàn phím Tự nhiên của Microsoft được cài đặt phần mềm IntelliType

  • Biểu trưng Windows+L: Đăng xuất khỏi Windows
  • Biểu trưng Windows + P: Khởi động Trình quản lý In
  • Biểu trưng Windows + C: Mở Pa-nen Điều khiển
  • Biểu trưng Windows + V: Khởi động Bảng tạm
  • Biểu trưng Windows + K: Mở hộp thoại Thuộc tính Bàn phím
  • Biểu trưng Windows + I: Mở hộp thoại Thuộc tính Chuột
  • Biểu trưng Windows + A: Bắt đầu Tuỳ chọn Trợ năng (nếu đã cài đặt)
  • Biểu trưng Windows + PHÍM CÁCH: Hiển thị danh sách các phím tắt IntelliType Microsoft
  • Biểu trưng Windows + S: Bật và tắt CAPS LOCK

Lệnh bàn phím cho hộp thoại

  • TAB: Di chuyển đến điều khiển tiếp theo trong hộp thoại
  • SHIFT+TAB: Di chuyển đến điều khiển trước trong hộp thoại
  • PHÍM CÁCH: Nếu điền khiển hiện tại là nút thì thao tác là bấm vào nút. Nếu điền khiển hiện tại là hộp kiểm thì thao tác là chuyển đổi hộp kiểm. Nếu điền khiển hiện tại là tuỳ chọn thì thao tác là chọn tuỳ chọn.
  • ENTER: Tương đương với cách bấm nút đã chọn (nút có đường bao)
  • ESC: Tương đương với cách bấm nút Huỷ
  • ALT+chữ được gạch trong mục hộp thoại: Di chuyển đến mục tương ứng
 
Copyright © 2013 Blog Sửa chữa
Share on Blogger Template Free Download. Powered byBlogger