BREAKING NEWS

Category 5

Category 6

Category 7

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics

Sau khi đăng ký xong Google Analytic hôm nay mình sẽ tiếp tục nghiên cứu sử dụng công cụ Google Analytic để theo dõi lượt truy cập và phân tích website của mình nhé. 

Nếu bạn nào chưa biết cài đặt Google Analytic có thể xem lại bài viết Hướng dẫn cài đặt Google Analytic . Kiến thức và tính năng của Google Analytics rất nhiều. Sau đây là một số tính năng cơ bản khi sử dụng Google Analytic mà khi tự học SEO bạn cần phải biết.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs để phân tích đối thủ  

Sử dụng Google Analytic thống kê truy cập theo thời gian thực (Real-Time)


Click chuột vào thời gian thực --> Tổng quan (Real-Time -> Overview) bạn sẽ thấy giao diện giống bên dưới :

huong dan su dung google analytics

Google Analytics có tính năng nổi bật: thống kê số lượng truy cập website theo thời gian thực ( Real time ), có nghĩa là chúng ta có thể biết số lượng người đang truy cập website, thậm chí chúng ta biết được khách truy cập website ở địa điểm nào? Họ đang truy cập vào đường dẫn nào….

Nhấp vào phần Đối tượng -> Trang tổng quan (Audience -> Overview )


huong dan su dung google analytics
Tổng quan hướng dẫn sử dụng Google Analytic

Sesions : Là số lượt truy cập .

Một người vào website của bạn có thể chỉ được tính là 1 lượt truy cập nhưng cũng có thể được tính nhiều hơn 1 lượt truy cập . 
Cụ thể : 1 lượt truy cập được tính là 1 hay nhiều lần bạn vào website trong khoảng thời gian là 30 phút . Ví dụ tại thời điểm lúc 8h tối , bạn truy cập vào website ngocha89.blogspot.com của tôi – như vậy được tính là 1 lượt truy cập . Bạn có thể xem website của tôi nhiều lần – chẳng hạn vừa mở ra lại tắt luôn , sau đó mở lại rồi lại tắt luôn….
Có thể bạn vào và đọc nhiều trang nội dung khác nhau , nhưng thời gian bạn ở trên website của tôi chưa được 30 phút thì vẫn chỉ tính là 1 lượt truy cập. Lúc 8h31 phút, bạn lại vào ngocha89.blogspot.com , hoặc bạn vẫn đang xem website của tôi , thì như vậy đây lại được tính là 1 lượt truy cập mới

Users: là Số lượng người dùng truy cập site.

Ở đây được tính dựa trên Cookies trình duyệt và IP của bạn. Ví dụ trong khi sử dụng Google Analytics bạn chọn khoảng thời gian báo cáo ( report date range) là trong một tháng thì con số Users sẽ phản ánh số lượng người truy cập không trùng lặp trong 1 tháng đó.

Page views: Số trang được xem .

Một website thông thường sẽ có rất nhiều trang. Mỗi trang được được load thông qua một địa chỉ URL. Mỗi lần bạn F5 trang web hay truy cập một URL nào đó thì đều được tính là một pageview. Nói cách khác 1 pageview = 1 lần request trang web về server từ trình duyệt của người dùng, bất kể đó là trang đã truy cập rồi.

Pages/Session : Tỉ số giữa tổng số trang nội dung đã được xem trên tổng số lượt truy cập.

Avg Session Duration: Thời gian trung bình mà khách truy cập bỏ ra để đọc website của bạn.

Theo mình đây là một thông số khá quan trọng trong seo để Google xác đinh traffic tự nhiên. Vì vậy để có được kết quả tốt trên bảng xếp hạng ngoài việc tăng traffic ra bạn phải viết nội dung thật hay thật dễ đọc để níu chân họ lại. Theo mình time on site có thể chấp nhận được tầm khoảng trên 3 phút.

Bounce Rate: Bounce rate là lượng khách truy cập vào website của bạn nhưng chỉ xem duy nhất một trang.

Sự kiện này xảy ra khi một người truy nhập một trang trên site của ban và cũng ngay lập tức họ nhấn chuột rời bỏ Website. Tỉ lệ bỏ Web cao có thể do nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thời gian tải Web chậm, nội dung không phù hợp với người truy cập, thiết kế giao diện không cuốn hút …Mình cho rằng nếu Bounce Rate lên tới 90% thì bạn đang gặp vấn đề lớn đấy. 60~90% là bình thường, nên mừng nếu khoảng 40~60% và dưới 40%, thì thực sự ngạc nhiên (và ngưỡng mộ) đấy. 

% New Visits: chỉ đơn giản là tỷ lệ phần trăm những người đã truy cập trang web của bạn cho lần đầu tiên.

Sử dụng Google Analytic tra lưu lượng truy cập trang web thông qua từ khóa nào?


Click chuột vào: Sức thu hút --> Từ khóa --> Cơ bản (Acquisition -> Keywords -> Organic )
Bảng này thông báo cho người quản trị thông tin từ khóa của website được xếp hạng Google và được người sử dụng click chuột vào. Nó giúp người quản trị web biết rõ từ khóa nào đã SEO thành công, từ khóa nào ít click chuột cần thay đổi tiêu đề, thẻ mô tả nhằm thu hút tỉ lệ click chuột.

Sử dụng Google Analytic tra cứu hành vi khách truy cập Website


Click chuột vào: Hành vi --> Lưu lượng hành vi (Behavior -> Flow)
Trong bảng hiển thị này, người quản trị web biết được hành vi của khách truy cập trang web đang quản trị, từ đó biết được tỉ lệ thoát ở đâu nhiều nhất… từ đó xây dựng phương án điều hướng Onpage hiệu quả.

Kiến thức và tính năng của Google Analytics rất nhiều, thật khó để tổng hợp hết trong 1 bài viết. Trên đây, chỉ là những kiến thức tổng quan nhất, hay được sử dụng nhất trong Google Analytics. Bạn có thể góp ý bên dưới Hà sẽ cố gắng tổng hợp lại để hướng dẫn mọi người sử dụng Google Analatics một cách hiệu quả nhất

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Sơ đồ 2 công tắc và 1 bóng

Bài 5: Rslinx Classic

Tất cả các nhu cầu kết nối giữa phần mềm trên máy tính và phần cứng như PLC, biến tần,… của AB đều phải thông qua Rslinx Classic. Rslinx Classic đóng vai trò như cây cầu giữa phần cứng và phần mềm. Do đó khi sử dụng bất kì phần mềm nào liên quan đến việc trao đổi dữ liệu giữa máy tính và PLC, biến tần, màn hình Panelview … thì đều cầu phải có Rslinx Classic.
Trong chương trình lập trình với Rslogix 5000, ta sử dụng Rslinx Classic cho mục đích Download, Upload, Online,…
Các bước sử dụng như sau:
>> Kết nối máy tính đến các Controller cần kết nối (trong ví dụ này, máy tính và các Controller kết nối đến 1 Ethernet Switch, cùng lớp địa chỉ IP), đặt địa chỉ IP cho Card mạng máy tính (ở đây là 192.168.1.190).
>> Khởi động Rslinx Classic

>> Chọn Driver kết nối (Communicatio > Driver)
>> Chọn Ethernet/IP và Add Net
>> OK
>> Chọn Card mạng đang kết nối đến Controller

>> Add New và thấy Status là Running như hình sau


>>Trở lại màn hình chính
>> Chọn mở rộng Driver mới tạo, các Controller đang kết nối với máy tính sẽ xuất hiện tương tự như hình bên dưới. Việc kết nối giữa máy tính với các thiết bị Ethernet của AB coi như xong.

GHI CHÚ
  • Đối với các dòng PLC cũ của AB như PLC-5, SLC-500,… thì chọn Driver tương ứng tùy theo chuẩn kết nối (DH+, DF1…). Các Controller mới đều sử dụng Ethernet nên dễ dàng hơn nhiều.
  • Ngay tại màn hình Rslinx này có thể xem được tận các module IO trên từng Chassis
  • Có thể thay đổi địa chỉ IP của các thiết bị mạng ngay tại Rslinx Classic.
  • Rslinx Classic có thể đóng vai trò là OPC Server cho các ứng dụng khác.

  • Nguồn: jap.vn


Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

10 công cụ SEO miễn phí tốt nhất

SEO là công việc cần nhiều công sức và thời gian. Mặc dù trên thị trường có những công cụ SEO hiệu quả nhưng chi phí sử dụng các công cụ SEO này lại khá cao. Tuy nhiên cũng có những công cụ SEO miễn phí có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều công sức hơn. Dưới đây là 10 công cụ SEO miễn phí tốt nhất hiện nay xin giới thiệu tới các bạn.
1. Công cụ SEO miễn phí Google Webmaster Tools  

Google Webmaster Tools là một công cụ SEO miễn phí (yêu cầu tài khoản gmail) cung cấp những báo cáo chi tiết về “khả năng hiển thị” website của bạn trên Google, như tình trạng lập chỉ mục, những liên kết lỗi, các truy vấn dẫn đến site và nhiều tính năng giúp webmaster cải thiện website để thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm cũng như người dùng như thiết lập robots.txt, sitemap (sơ đồ website)....

Bạn có thể xem thêm:  Hướng dẫn sử dụng Google Webmaster Tools 

2. Công cụ SEO miễn phí Google Analytics

Thêm một công cụ khác của Google mà hầu như webmaster nào hiện nay cũng đều biết: Google AnalyticsGoogle Analytics là công cụ giám sát và phân tích website. Muốn cài Google Analytics bạn cần nhúng một đoạn script vào các trang web của bạn - việc này chỉ có chủ web mới thực hiện được.  (Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Analytics )

Google Analytics cho những số liệu thống kê truy cập website, giúp bạn phân tích nhiều khía cạnh quan trọng về nội dung website và người dùng để có những chiến lược thích hợp.

Google webmaster tool và Google Analytics là hai công cụ SEO miễn phí của Google giúp bạn biết Goolge “nhìn” website của bạn như thế nào cũng như cách tiếp cận dịch vụ tìm kiếm số 1 này.

3. Công cụ SEO miễn phí  Xenu Link Sleuth (home.snafu.de/tilman/xenulink.html)


xenulink cong cu seo mien phi tot nhat
Xenu link - Công cụ SEO miễn phí (Ảnh minh họa)
Ứng dụng nhỏ gọn này chạy trên tất cả phiên bản Windows (môi trường desktop, không phải server), được thiết kế tốt và dễ dùng; nó có khả năng phát hiện nhanh chóng các liên kết hỏng (dẫn đến lỗi 404) trên website của bạn và cung cấp nhiều thông tin khác giúp bạn dễ làm SEO.

4. Công cụ SEO miễn phí  Yahoo! ( YSlow developer.yahoo.com/yslow/ )

Đây là thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox dùng kết hợp với công cụ Firebug. YSlow phân tích trang web, thông tin về các thành phần trang web và đưa ra các khuyến nghị cải thiện tốc độ cũng như cung cấp các công cụ để phân tích tốc độ như Smush.it và JSLint.

5. Công cụ SEO miễn phí Yahoo! Site Explorer ( siteexplorer.search.yahoo.com )

Việc tạo liên kết góp phần quan trọng cho việc cải thiện thứ hạng website. Hiện có một số công cụ phân tích liên kết như Link Diagnosis, BackLink Watch và Link Assistant. Nhưng có thể nói không công cụ nào làm tốt bằng Site Explorer của Yahoo!, nó không chỉ tìm ra các liên kết trỏ đến website của bạn mà còn sắp thứ tự theo mức độ quan trọng.

cong cu seo mien phi
Công cụ SEO miễn phí Yahoo! Site Explorer (Ảnh minh họa)
Ngoài phân tích liên kết, Site Explorer còn có tính năng giúp bạn làm SEO cho Yahoo! tương tự Webmaster Tools của Google (Bing cũng có công cụ tương tự).

6. Công cụ SEO miễn phí  SEO Toolbar ( tools.seobook.com/seo-toolbar )

Thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox cung cấp bộ đồ nghề SEO hoàn chỉnh trên một thanh công cụ, bao gồm các kiểm tra thứ hạng (Google PR, Alexa Rank), phân tích website và từ khoá, so sánh các website cạnh tranh và nhiều tính năng hữu ích khác.

Một công cụ khác tương tự dành cho người dùng trình duyệt Google Chrome: Site SEO Tools (chrome.google.com/extensions/detail/diahigjngdnkdgajdbpjdeomopbpkjjc).

Thư viện mở rộng cho Chrome này cho bạn thông tin tổng quát về SEO của website trong một cửa sổ.

7. Công cụ SEO miễn phí  Microsoft IIS SEO Toolkit ( www.iis.net/expand/SEOToolkit )

Đây là đồ nghề SEO hàng “khủng” của đại gia phần mềm Microsoft. Công cụ này hiện chỉ có thể cài đặt trên máy chủ web IIS 7, nhưng bạn có thể dùng nó phân tích từ xa website bất kỳ (không cần web server chạy trên IIS 7, có thể làm việc với cả web server Apache chạy trên Linux).

IIS SEO Toolkit gồm các thành phần Site Analysis, Robots Exclusion và Sitemaps and Site Indexes, cho phép bạn phân tích website chi tiết và đưa ra những đề nghị cùng công cụ chỉnh sửa robot và sitemap nhằm làm cho nội dung website “thân thiện” với các dịch vụ tìm kiếm.

10 cong cu seo mien phi tot nhat
Công cụ SEO miễn phí  (Ảnh minh họa)

8. Công cụ SEO miễn phí AuditMyPC Sitemap Generator ( www.auditmypc.com/xml-sitemap.asp)

Để “leo” lên đầu danh sách kết quả tìm kiếm, website của bạn phải trở nên quen thuộc với các dịch vụ tìm kiếm như Google.

Một “chiêu” quan trọng để đạt được đìều này là tạo sitemap (có thể hiểu như bản đồ website) cho website của bạn và “khai báo” cho các dịch vụ tìm kiếm biết.

Hiện có nhiều công cụ tạo site map, trong số đó Sitemap Generator của AuditPC có lẽ là công cụ tốt nhất: nó là dịch vụ trực tuyến chạy trong trình duyệt (yêu cầu Java), không giới hạn số trang của website.

9. Công cụ SEO miễn phí SocialMention ( socialmention.com )

Công cụ SEO trực tuyến này dò tìm trên các trang blog, tiểu blog, diễn đàn, hỏi-đáp, mạng xã hội, lịch sự kiện và tin tức để “đo-đếm” thông tin đề cập đến thương hiệu của bạn hay từ khoá mà bạn nhập vào.

10. Công cụ SEO miễn phí  Website Grader ( websitegrader.com )

Công cụ SEO trực tuyến này đo lường hiệu quả tiếp thị của website.

Nó đưa ra điểm số dựa trên những thông tin như lưu lượng truy cập website, SEO, mức độ phổ biến của website trên các mạng xã hội và các thông số kỹ thuật khác. Nó còn đưa ra lời khuyên cơ bản để cải thiện việc quảng bá website.

SEO là cả một quá trình chăm chỉ và kiên nhẫn. Người làm SEO phải thực sự đam mê, kiên nhẫn và chịu khó học hỏi, khám phá những kỹ thuật và kiến thức mới có thể thành công.

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Bài 3: Giới thiệu PAC Compactlogix

Compactlogix là dòng PAC thuộc  họ Logix cho các ứng dụng vừa và nhỏ (mid-range applications). Được thừa hưởng các ưu điểm của Controllogix, Compactlogix cho phép người dùng có thêm nhiều lựa chọn linh động cho các ứng dụng của mình từ các máy độc lập đơn lẻ, các dây chuyền sản xuất hoặc các hệ thống SCADA vừa.Hệ thống vừa và nhỏ ở đây có thể được hiểu là dưới 1000 I/O.
Các dòng sản phẩm
Có thể phân ra làm 2 dòng sản phẩm:
  • Compactlogix L2x, L3x và L4x cũ, hiện tại (2012) đang được dùng phổ biến tại các nhà máy như 1769-L32E, L35E….
  • Compactlogix 5370 L1x, L2x và L3x mới ra đời sau này với nhiều cải tiến rất đáng kể so với dòng sản phẩm cũ (và dần thay thế các dòng sản phẩm cũ). Trong các bài viết ở đây sử dụng dòng sản phẩm mới này để hướng dẫn lập trình.
Compactlogix 5370
Thông số cơ bản như bảng so sánh sau.
Controller Series
5370
Bộ nhớMax. I/O PointsMô đun I/OSố trục MotionGhi chú
L33 MB9601769 Compact I/O™16
L21 MB1601769 Compact I/O4Có sẵn 16DI, 16DO trên CPU
L1512 KB961734 POINT I/O™2Có sẵn 16DI, 16DO trên CPU
Một số đặc tính nổi bật:
  • Tích hợp Motion trên Ethernet/IP tối đa 16 trục (L3)
  • Trên mỗi CPU có sẵn 2 cổng Ethernet (Dual-port) hỗ trợ Devive Level Ring.
  • Cổng USB 2.0 để lập trình
  • Thẻ nhớ SD 1G dùng để Backup chương trình
  • Hỗ trợ Remote I/O trên Ethernet/IP
  • Không cần pin.
  • Lập trình bằng phần mềm Rslogix 5000 Version 20 trở lên.
Các thành phần: CPU, Bộ nguồn và Module I/O
  • Khác với Controllogix, Compactlogix không cần Chassis mà có thể gắn luôn lên Din-rail. Các Module được nối với nhau qua khớp nối bên hông mỗi Module và kết thúc bằng nắp chặn cuối.
  • CPU: Có thể là L1x, L2x hay L3x. Nhưng lưu ý. L1x sử dụng các module IO là PointIO còn L2x và L3x sử dụng CompactIO.
  • Bộ nguồn: Bộ nguồn cấp nguồn cho các module. Đối với L1x và L2x bộ nguồn tích hợp luôn với CPU. Cần mua thêm bộ nguồn 24VDC.
  • Module I/O: Các module gắn như hình minh họa trên.
  • KHAC BIỆT: Khác biệt và cũng là hạn chế của Compactlogix so với Controllogix là Module truyền thông mở rộng. Compactlogix gần như không lắp thêm được module truyên thông mạng nào mà chủ yếu sử dụng mạng Ethernet/Ip qua các cổng có sãn trên CPU. Các module mạng có thể mở rộng thường chỉ là DeviceNet hoặc Modbus.
Lựa chọn và ứng dụng
Compactlogix rất linh động cho các ứng dụng vừa và nhỏ. Tận dụng được tối đa các lợi ích của Kiến trúc tích hợp của Rockwell Automation trong khi tiết kiệm được chi phí. Về các ứng dụng của Compactlogix rất đa dạng. Ở đây chỉ minh họa một số kiến trúc cơ bản (các bạn tham khảo các Link phía bên dưới để có thêm thông tin chi tiết)
Ví dụ:
Ứng dụng cho máy cỡ nhỏ:

Ứng dụng cho Process Skid
Ứng dụng Tích hợp Motion hay SCADA
nguồn: jap.vn

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Tự học SEO, Tự làm SEO và những khó khăn phải đối mặt

Trong quá trình tự học SEO tự làm SEO, chắc hẳn các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn ở nhiều mức độ khác nhau. Sau đây là những khó khăn khi tự học seo và tự làm SEO mà chắc chắn bất cứ ai làm SEO cũng sẽ gặp phải.


tu hoc SEO tu lam SEO


Sai lầm khi chọn trang chủ làm Landing page . 


Khi tự làm SEO các bạn thường SEO cho trang chủ. Thông thường, trang chủ sẽ tự động xuất hiện nếu nó đạt đến một sức mạnh nào đó. Trong trường hợp này, bạn nên tự làm seo với một trang con bên trong website. Tại sao lại như vậy? Bởi vì khi làm seo cho trang con bạn dễ dàng tập hợp được mật độ của từ khóa trong bài viết. Trong khi đó, bạn rất khó làm điều này với trang chủ. Bên cạnh đó, nội dung của trang chủ luôn thay đổi khi có những bài mới được cập nhật vào, do đó mật độ từ khóa là rất khó kiểm soát.

Phải thay đổi cách SEO thường xuyên để phù hợp với các thuật toán của Google


Trung bình 1 năm Google lại có hàng trăm thuật toán nhằm mục đích cải thiện chất lượng bảng kết quả tìm kiếm. Mục tiêu cuối cùng là giúp người dùng thỏa mãn hơn với công cụ tìm kiếm này.

Đặc biệt, các thuật toán này đưa ra còn để chống lại các thủ thuật SEO mũ đen bất chính nhằm thao túng kết quả xếp hạng tìm kiếm. Những người tự học SEO, tự làm SEO phải luôn luôn thay đổi nhếu muốn giữ vững thứ hạn trên bảng tìm kiếm.

Khi bạn tự học SEO và tự làm SEO dễ bị đối thủ chơi xấu


Trong quá trình tự làm SEO các bạn rất dễ bị đối thủ chơi xấu bằng nhiều hình thức khác nhau. Để tránh khỏi nguy cơ này, bạn cần trang bị cho mình kiến thức về bảo mật, server, hosting… và tìm nhà cung cấp uy tín. Ngoài ra các bạn cũng nên bảo mật những từ khóa bạn đang tự làm SEO nhé.

Sử dụng Tool để làm SEO


Việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ làm seo tại một thời điểm nào đó là rất tốt. Những phần mềm này thường tích hợp sẵn cho bạn các công cụ làm SEO để bạn tránh làm bằng thủ công. Tuy nhiên, thuật toán Google thay đổi liên tục, trong khi đó các phần mềm hỗ trợ làm seo có thể không cập nhật kịp nên bị lỗi thời. Bên cạnh đó, để thực hiện một chiến dịch seo bạn cần nghiên cứu kỹ càng nên việc thực hiện những công việc đó thủ công là có hiệu quả cao nhất.

Không lên được kế hoạch SEO chuẩn khi tự học SEO


Việc lên được một kế hoạch SEO chuẩn, quy trình đúng đắn bạn cần có thời gian trải nghiệm làm SEO. Khi bạn tự học SEO và tự làm SEO sẽ mất rất nhiều thời gian nếu không lên được một kế hoạch SEO chuẩn. Bạn cần có hạn mức thời gian cho chiến dịch SEO của mình để đo lường được hiệu quả của công việc mình đang làm. Từ đó đưa ra những chính sách hợp lý để rút ngắn thời gian lên TOP của từ khóa. Để làm tốt việc này bạn nên tham khảo Quy trình SEO cơ bản để có cái nhìn tổng quan trước khi làm SEO. 

Không có kiến thức về lập trình, thiết kế


Khi làm SEO không nhất thiết phải biết về lập trình và thiết kế, tuy nhiên nếu như không có kiến thức về lĩnh vực này sẽ gặp những khó khăn nhất định trong quá trình làm SEO.

Không phân biệt được kiến thức nào đúng kiến thức nào sai.


Hiện nay có rất nhiều tài liệu SEO Online cũng như diễn đàn SEO để bạn tự học SEO, tự làm SEO. Bạn có thể tự học SEO với kiến thức được chia sẻ trên các nguồn này. Tuy nhiên, có một rủi ro không hề nhỏ đối với người tự học SEO đó là các kiến thức trên không hề được xác thực là có đúng, chuẩn xác hay chưa. Trong khi đó, chỉ cần vận dụng sai phương pháp khi làm SEO, Website của bạn sẽ bị các thuật toán của Google đánh bay ra khỏi bảng xếp hạng vĩnh viễn. Điều đó khiến bạn khó khăn trong việc lựa chọn và định hướng quy trình SEO cho mình.

Có rất nhiều người nghĩ rằng, seo là thực hiện spam bài lên các diễn đàn với một số lượng lớn để lấy số lượng click và liên kết trỏ về. Điều này theo mình là không đúng. 

 - Thứ nhất, các bài viết của bạn ở dạng spam nên sẽ bị quản trị diễn đàn xóa ngay lập tức. 

- Thứ hai, nếu bạn may mắn không bị xóa thì có nghĩa là diễn đàn đó không có uy tín, hầu như chỉ dành cho những người đi spam như bạn nên lấy đâu ra những người tham gia diễn đàn để viếng thăm trang web của bạn. 

- Thứ ba, bạn sẽ tạo ra một danh sách các bài viết trùng lặp nội dung, điều mà Google đánh giá xấu về website của bạn. Bạn cũng có thể suy nghĩ thêm những điều khác về việc không nên spam để rút ra được kết luận những điều không nên làm khi tự làm seo.

Các thuật ngữ trong SEO

Nhiền bạn mới bắt đầu làm SEO thậm chí các bạn rành về SEO đôi khi cũng không nhận ra nhưng thuật ngữ thường dùng trong SEO sau đây
♦ Keywords
Keywords có nghĩa là từ khóa SEO…Là từ chính miêu tả chung nhất về nội dung mà bạn đang có và là những từ dùng để chỉ sản phẩm, ngành nghề kinh doanh hay dịch vụ của website…
♦ Backlink
Backlink đơn thuần là một link từ website khác tới website của bạn. Số lượng backlink là chỉ số về sự quan trọng và sự ảnh hưởng của một trang web nào đó. Số lượng backlink càng cao thì khả năng được tìm thấy trong các công cụ tìm kiếm càng cao.
♦ Pagerank
PageRank hay Ranking viết tắt là PR tạm dịch là thứ hạng trang. Là thông số của website được Google đưa ra để đánh giá chất lượng của website. PR có thang điểm tăng dần từ 0-10.
♦ Internet Directory
Internet Directory là thư mục trên internet chứa đựng rất nhiều website theo từng danh mục, từng chủ đề các nhau. Khác với các Cỗ máy tìm kiếm các thư mục internet không hoạt động tự động mà thường do người quản trị cập nhật thông tin thông qua bản đăng ký của các chủ website gửi đến. Nếu website của bạn có mặt tại nhiều thư mục internet thì các chỉ số ranking, pagerank và cả vị trí trên các search engine cũng cao hơn. Tham khảo Submit website Directory.

Cac thuat ngu trong SEO
Tuyển tập các Thuật ngữ trowng SEO (Ảnh minh họa)
♦ SEM
SEM là viết tắt của Search Engine Marketing. SEM chính là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích giúp cho website của bạn đứng ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên internet. SEM bao gồm các thành phần chính sau:

- SEO (Search Engine Optimization)
- PPC (Pay Per Click)
- PPI (Pay Per Inclusion)
- SMO (Social Media Optimazation)
- VSM (Video Search Marketing)
♦ On-page SEO
On-page SEO là cách SEO hướng đến nội dung website bằng việc cải tiến lại code và nội dung cho trang web, để các search engine sẽ tìm đến website của bạn dễ dàng hơn.
♦ Off-page SEO
Off-page SEO chủ yếu là việc xây dựng các liên kết đến website của bạn, càng nhiều liên kết thì càng tốt. Công việc off-page trong SEO cũng khá rộng nhưng chủ yếu là xây dựng backlink, trustrank…..
♦ Google Penalty
Google penalty là một hình phạt mà Google đề ra để áp dụng cho các website mắc phải lỗi như:

– Link tới những site bị banned
– Gửi những query tự động lên Google
– Hidden text, hidden links
– Tạo backlink xấu
– Spam từ khóa

♦ Trustrank
Trustrank tạm hiểu là độ tin cậy của Google đặt vào một website, độ nổi tiếng của website đó, uy tín của website đó. Có thể là do website đã có vài năm, nhiều website nổi tiếng và link đến website đó, và website đó không sử dụng bất cứ kĩ thuật spam nào trong quá khứ.
♦ Sitemap
Sitemap hay gọi là Sơ đồ của một website là một danh lục liệt kê tất cả các mục thông tin trên trang web của bạn cùng sự mô tả ngắn gọn cho các mục thông tin đó. Sitemap nên được sử dụng dễ dàng trong việc thực hiện tìm kiếm nhanh để tìm ra thông tin cần thiết cũng như trong việc di chuyển thông qua các đường link trên website của bạn. Sitemap nên là một sơ đồ hoàn hảo nhất của website.
♦ SERP
SERP là viết tắt của cụm từ Search Engine Results Page tạm dịch là trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đây là trang Web mà các công cụ tìm kiếm hiển thị kết quả tìm kiếm ứng với truy vấn từ khóa tìm kiếm của người dùng.
♦ Anchor text
Anchor Text tạm dịch là ký tự liên kết là chuỗi các ký tự ẩn chứa đường dẫn tới một trang Web hay các tài nguyên khác.
♦ Google sitelinks
Google sitelinks là tập hợp các liên kết xuất hiện phía dưới địa chỉ trang trong kết quả tìm kiếm. Những đường liên kết phụ này trỏ tới các thành phần chính của trang Web đó. Nó được lựa chọn tự động bởi thuật toán của Google.
♦ Outbound Link
Outbound Link chính là link ra hay là liên kết trên website của mình đến những website khác.
♦ Cloaking
Cloaking là một kỹ thuật SEO mà giúp cho nội dung của site dưới mắt các Spiders của các Search Engines (cỗ máy tìm kiếm) khác với nội dung mà khách truy cập site thấy. Điều này thường được thựa hiện bằng cách sẽ điều chỉnh hiện nội dung tùy theo IP truy cập website.
♦ Negative SEO
Negative SEO là cách mà các Webmaster sử dụng để tăng ranking trên các công cụ tìm kiếm cho trang Web của mình bằng cách sử dụng các link “rác” hay các thủ thuật khác bị cấm trên các Search Engine.
♦ Web Crawler
Web Crawler được hiểu nó là 1 chương trình hoặc các đoạn mã có khả năng tự động duyệt các trang web khác theo 1 phương thức, cách thức tự động. Thuật ngữ khác của Web Crawler có thể dễ hiểu hơn là Web Spider hoặc Web Robot.
♦ Bounce rate
Là tỷ lệ số người click vào website rồi bỏ đi
♦ Conversion rate
Tỷ lệ số người đặt hàng/ tổng số người duyệt sites
♦ Landing page
Là webpage đầu tiên hiển thị cho người dùng khi vào website.

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Bài 2: Giới thiệu Controllogix

Controllogix (1756-L6x, 1756-L7x): Thông tin cơ bản

  • Là dòng PAC cỡ lớn của Rockwell Automation, sử dụng  cho các ứng dụng điều khiển phức tạp, DCS, nhiều loại mạng truyền thông và có số lượng I/O lớn (hơn 1000).
  • Có 2 dòng sản phẩm: 1765-L6x và 1756-L7x. L7x mới được giới thiệu được vài năm vớinhiều tính năng mới cũng như hiệu suất cao gấp đôi so với 1756-L6x, dùng thay thế cho các 1756-L6x cũ. Hiện tại tại các nhà máy vẫn phổ biến là 1756-L6x.
  • Bộ nhớ CPU lớn nhất là 32MB (1756-L75)
  • Số lượng I/O tối đa có thể quản lý là 128.000 I/O
  • Thẻ nhớ SD (L7x) để Backup chương trình
  • Cổng USB 2.0 để lập trình (L7x).
  • Tích hợp Motion
  • Không sử dụng pin.
Chassis, Slot và Module
  • Chassis là khung gồm có bộ nguồn, các khe cắm (slot) để gắn các Module. Chassis có nhiều kích cỡ từ 4, 7, 10, 13 và 17 Slot.
  • Bộ nguồn cấp nguồn cho các Module trên Chassis. Bộ nguồn có nhiều loại AC, DC, Redundant cũng như nhiều công suất khác nhau và phải mua riêng (không kèm theo chassis).

  • Slot là khe cắm các module, tất cả các module 1756-xxx đề có thể gắn trên Chasiss vào các Slot
  • Module bao gồm cả CPU, Module I/O và module truyền thông mạng . Các module có thể gắn ở Slot bất kì trên Chassis.
    • Có thể có nhiều CPU trên một Chassis
    • Các module trên chassis có thể tháo lắp mà không cần tắt nguồn.
    • Có thể có hoặc không có CPU trên Chassis. (khi đó Chassis đóng vai trò như một trạm Remote IO)
Ứng dụng
Controllogix phù hợp cho các ứng dụng:
  • Điều khiển phức tạp, tích hợp hệ thống như DCS, Batch
  • Yêu cầu Redundant (cấu hình dự phòng sự cố)
  • Số lượng IO lớn, phân tán (tối đa 128.000 I/O)
  • Ứng dụng gồm nhiều loại truyền thông công nghiệp khác nhau như Controlnet, Ethernet, DeviceNet, DH+….

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Bài 4: Cài đặt phần mềm Rslogix 5000 V20

Yêu cầu về phần cứng (khuyên dùng) để phát huy tối đa hiệu năng:
  • Intel Core i5 2.4GHz processor
  • 8 GB RAM
  • Ổ cứng trống 20GB
  • DirectX 9 graphics device with WDDM 1.0 or higher driver
Hệ điều hành hỗ trợ:
  • Microsoft Windows 7 Professional (64-bit) with Service Pack 1
  • Microsoft Windows 7 Home Premium (64-bit) with Service Pack 1
  • Microsoft Windows 7 Home Premium (32-bit) with Service Pack 1
  • Microsoft Windows Vista Business (32-bit) with Service Pack 2
  • Microsoft Windows XP Professional with Service Pack 3
  • Microsoft Windows Server 2008 R2 Standard Edition with Service Pack 1
  • Microsoft Windows Server 2008 Standard Edition with Service Pack 2
  • Microsoft Windows Server 2003 R2 Standard Edition with Service Pack 2
Kinh nghiệm cá nhân sử dụng trên hệ điều hành Windows 7 Pro 64 bit rất ổn định.
Cài đặt từ DVD hoặc Ổ cứng theo các bước sau:

>> Continue

>> Phần mềm sẽ tự chọn những  phần cần cài (hoặc chọn hết)
>> Next
>> Nhập số Serial của phần mềm (khi mua sẽ có một tờ giấy License trong đó ghi Serial Number và Product Key)
>>Next

>>Next

>>Chọn thêm các Option
>>Next

>>Chọn Firmware cần cài
>> Next

>> Install
>> Chờ đến khi Finish là xong.
LƯU Ý:
  • Trong quá trình cài đặt Rslogix 5000 sẽ hỏi một số thông tin hoặc yêu cầu cài thêm .NetFramework nếu máy tính chưa có
  • Thời gian khá lâu (khi cài Rslinx Classic). Tổng thời gian cài đặt trung bình khoảng 1 tiếng
  • Sau khi cài đặt xong, dùng chương trình Factorytalk Activation Manager để kích hoạt bản quyền phần mềm.
  • Khi cài Rslogix 5000, chương trình sẽ tự cài thêm phần mềm Rslinx Classic Version 2.59.  Nếu máy tính đã có phần mềm này, phiên bản cũ hơn thì nó sẽ tự gỡ ra và cài bản mới. Nếu Rslinx Classic 2.59 không tự cài đặt, bạn phải cài đặt nó thủ công (cùng chung DVD với Rslogix 5000 V20)
nguồn: jap.vn

Tổng quan về HMI

Tổng quan về HMI

Khái niệm về HMI

HMI là viết tắt của Human-Machine-Interface, có nghĩa là thiết bị giao tiếp giữa người thi hành, thiết kế và máy móc.
Biểu thị dữ liệu cho người vận hành và cho phép nhập lệnh điều khiển qua nhiều dạng: hình ảnh, sơ đồ, cửa sổ, menu, màn hình cảm ứng …
HMI có thể là màn hình GOT(Graphic Operation Terminal) của Mitsubishi, màn hình NT của Omron, hoặc một PC chạy phần mềm SoftGOT của Mitsubishi…
Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “giao diện” với một máy móc thì đó là một HMI, hệ thống số điều khiển trên máy giặt, bảng hướng dẫn lựa chọn phần mềm hoạt động từ xa trên TV đều là HMI.

Các thiết bị HMI truyền thống

Thành phần HMI truyền thống

  • Thiết bị nhập thông tin: công tắc chuyển mạch, nút bấm…
  • Thiết bị xuất thông tin: đèn báo, còi, đồng hồ đo…


HMI truyền thống

Nhược điểm của HMI truyền thống

  • Thông tin không đầy đủ.
  • Thông tin không chính xác.
  • Khả năng lưu trữ thông tin hạn chế.
  • Độ tin cậy và ổn định thấp.
  • Đối với hệ thống rộng và phức tạp: độ phức tạp rất cao và rất khó mở rộng.

Các thiết bị HMI hiện đại

Các ưu điểm của HMI hiện đại :
  • Tính đầy đủ kịp thời và chính xác của thông tin.
  • Tính mềm dẻo, dễ thay đổi bổ xung thông tin cần thiết.
  • Tính đơn giản của hệ thống, dễ mở rộng, dễ vận hành và sửa chữa.
  • Tính “Mở”: có khả năng kết nối mạnh, kết nối nhiều loại thiết bị và nhiều loại giao thức.
  • Khả năng lưu trữ cao.

Các thành phần của HMI

Phần cứng:
  • Màn hình.
  • Các phím bấm.
  • Chíps: CPU, ROM,RAM, EPROM/Flash, …
Phần Firmware:
  • Các đối tượng.
  • Các hàm và lệnh.
Phần mềm phát triển:
  • Các công cụ xây dựng HMI.
  • Các công cụ kết nối, nạp chương trình và gỡ rối.
  • Các công cụ mô phỏng.
Truyền thông:
  • Các cổng truyền thông.
  • Các giao thức truyền thông.

Các thông số đặc trưng của HMI

  • Độ lớn màn hình: quyết định thông tin cần hiển thị cùng lúc của HMI.
  • Dung lượng bộ nhớ chương trình, bộ nhớ dữ liệu, Flash dữ liệu: quyết định số lượng tối đa biến số và dung lượng lưu trữ thông tin.
  • Số lượng các phím và các phím cảm ứng trên màn hình: khả năng thao tác vận hành.
  • Chuẩn truyền thông, các giao thức hỗ trợ.
  • Số lượng các đối tượng, hàm lệnh mà HMI hỗ trợ.
  • Các cổng mở rộng: Printer, USB, PC100...

Quy trình xây dựng hệ thống HMI

Lựa chọn phần cứng

  • Lựa chọn kích cở màn hình: trên cơ sở số lượng thông số/thông tin cảm biến hiển thị đồng thời nhu cầu về đồ thị, đồ họa(lưu trình công nghệ...).
  • Lựa chọn số phím cứng, số phím cảm ứng tối đa cùng sử dụng cùng lúc.
  • Lựa chọn các cổng mở rộng nếu có nhu cầu in ấn, đọc mã vạch, kết nối các thiết bị ngoại vi khác.
  • Lựa chọn dung lượng bộ nhớ: theo số lượng thông số cần thu thập số liệu, lưu trữ dữ liệu, số lượng trang màn hình cần hiển thị.

Xây dựng giao diện

  • Cấu hình phần cứng: chọn phần cứng, chuẩn giao thức...
  • Xây dựng các màn hình.
  • Gán các biến số (tag) cho các đối tượng.
  • Sử dụng các đối tượng đặc biệt.
  • Viết các chương trình.
  • Mô phỏng chương trình.
  • Nạp thiết bị xuống HMI.

 
Copyright © 2013 Blog Sửa chữa
Share on Blogger Template Free Download. Powered byBlogger